09:54 03/05/2017
Bệnh viện đa khoa Cát Bà, nơi bệnh nhân Hoàng Minh Luyện được cấp cứu
Vào 14h45 ngày 25-4, Bệnh viện Đa khoa Cát Bà tiếp nhận ca cấp cứu bệnh nhân Hoàng Minh Luyện, 41 tuổi, ở tổ dân phố 2, thị trấn Cát Bà, nhập viện với triệu chứng tê dại tay chân, huyết áp cao, suy hô hấp. Chỉ sau 10 phút nhập viện, bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở trong tình trạng hết sức nguy kịch. Người nhà cho biết, buổi trưa cùng ngày anh Luyện có ăn con Sam.
Các bác sỹ bệnh viện qua hội chẩn dự đoán nhiều khả năng cao bệnh nhân bị ngộ độc con So - một loài động vật biển có hình dạng rất giống con Sam. Đây là loài có độc tố cao, người ăn phải có nguy cơ tử vong rất lớn. Kíp trực hôm đó đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu như: bóp bóng qua mặt nạ, đặt ống nội khí quản rồi tiếp tục bóp bóng qua ống nội khí quản.
Song song với đó là sử dụng các loại thuốc chữa trị theo phác đồ. Khi anh Luyện đã qua cơn nguy kịch, bệnh viện cùng với gia đình lập tức đưa anh đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên. Đến sáng 26-4, theo thông tin từ gia đình anh Luyện, sau khi được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, anh đã qua cơn nguy kịch.
Bác sỹ Phạm Văn Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cát Bà cho biết: Trong mấy năm gần đây, năm nào bệnh viện cũng tiếp nhận và cấp cứu các trường hợp bị ngộ độc khi ăn nhầm phải con So. Đặc biệt năm 2016, có 2 vụ phải nhập viện với tổng số 7 nạn nhân, có vụ 5 người trong gia đình đều bị ngộ độc.
Nguyên nhân chính khiến nhiều vụ ngộ độc So xảy ra là do hình dáng con So trưởng thành rất giống với con Sam ở độ tuổi đang phát triển dẫn đến người dân bị nhầm lẫn, nhiều trường hợp đã bị tử vong khi không được cấp cứu kịp thời. Bác sỹ Lê Thành Long, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cát Bà cũng cho biết: Triệu chứng ngộ độc So thường xuất hiện khoảng 2 tiếng sau khi ăn với các dấu hiệu: tê môi, tê lưỡi, cảm giác như có kiến bò ở đầu các chi.
Có trường hợp bị nôn, bị đau bụng quanh rốn. Độc tố của So khiến cho bệnh nhân thường bị liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp dẫn đến ngừng thở và não bộ ngừng hoạt động.
Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc con So, người dân cần chú ý quan sát để phân biệt con So và con Sam. Về môi trường sống, con Sam thường sống gần các bãi cát có thủy triều cao. Còn con So thường sống ở các lạch gần vùng có nước ngọt. Về kích thước, con Sam thường có kích thước lớn hơn con So, cân nặng có thể đạt 3,8kg. Con So nhỏ hơn, khối lượng thường dưới 1kg. Tuy nhiên, con Sam đang độ tuổi phát triển có trọng lượng nhỏ giống con So trưởng thành nên nhiều người có thể không phân biệt được. Cách dễ nhận biết nhất của 2 con này là cấu tạo phần đuôi.
Đuôi con Sam có tiết diện hình tam giác, với 3 cạnh kéo dài đến tận cuối, trên đỉnh tam giác có một dãy gai nhọn giống như lưỡi cưa. Đuôi con So thì ngược lại, có tiết diện hình tròn hoặc hình bầu dục và không hề có gai nhọn như Sam biển. Về di chuyển, con Sam thường đi theo cặp, con đực thường bám trên lưng con cái; con So thì di chuyển đơn lẻ. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, con So cũng đi theo cặp với nhau nên cần chú ý kỹ.
Khi phát hiện triệu trứng bị ngộ độc con So, người nhà cần cho người bệnh uống nhiều nước, tìm mọi cách gây nôn hết thức ăn trong dạ dày sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Trường Giang
14:09 09/04/2025
10:13 08/04/2025
13:40 06/04/2025
13:34 06/04/2025
Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Bùi Đình Khánh tại tỉnh Thanh Hóa
Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 Quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 Quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
Giúp học sinh, sinh viên trang bị kiến thức để đấu tranh với tệ nạn ma túy
Rèn kỹ năng, luyện bản lĩnh khi tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy
Công an xã Tân Minh (huyện Tiên Lãng): Bắt tại trận đối tượng cướp tài sản ở cửa hàng Winmart
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn Hải Phòng
Hoàn thành trang trí hoa tươi tại tượng đài nữ tướng Lê Chân