Cha mẹ đừng bỏ lỡ 1.000 ngày vàng đầu đời của bé

09:13 10/08/2018

Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), 1.000 ngày của trẻ em được tính từ lúc bắt đầu thai kỳ đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Thời điểm này là “cửa sổ cơ hội” duy nhất của trẻ để định hình tương lai khỏe mạnh hơn và thịnh vượng hơn. Do đó, dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày đầu của trẻ là nền tảng giúp trẻ có thể lớn lên, phát triển và học hành tốt…

Tại cuộc hội thảo với chủ đề “1.000 ngày vàng của bé”, vừa được Phòng khám nhi khoa quốc tế The Medcare tổ chức mới đây tại Hải Phòng, sau khi nghe các chuyên gia về dinh dưỡng  truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích để nuôi con khỏe, nhiều bậc cha mẹ thấy tiếc nuối vì chưa thực sự nuôi dưỡng con đúng cách trong 1.000 ngày vàng.

Do đó, bậc cha mẹ đã vô tình bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ của những đứa con sinh ra. Trên thực tế, không ít trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng trong gia đoạn phát triển quan trọng của của con người.

 Trẻ bị suy dinh dưỡng đầu đời có thẻ dẫn đến những tốn thương không thể phục hồi được với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển ở những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này, kết quả học tập kém hơn, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém, chăm sóc con cái kém, và góp phần tạo nên sự chuyển giao nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trẻ cũng có thể bị suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời do bệnh tật, do thiếu sữa mẹ hoặc các thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao từ những bệnh thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy hay sốt rét.

Theo ThS.BS.TTUT Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng quốc gia, thì giai đoạn 1.000 ngày đầu đời chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, các bệnh tim mạch, hu‎yết áp, loãng xương…

Các bệnh không lây nhiễm hiện được coi là sát thủ hàng đầu trên thế giới với 35 triệu người tử vong hàng năm, chiếm 60% số ca tử vong toàn cầu. Bệnh không lây nhiễm có thể dự phòng được và dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu, đặc biệt từ “lập trình” bào thai đóng vai trò quan trọng.

Bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng ở đầu thai kỳ thì trẻ sơ sinh có trọng lượng bình thường lúc sinh nhưng có nguy cơ béo phì và bệnh mạch vành khi lớn lên. Bà mẹ có bị thiếu dinh dưỡng cuối thai kỳ thì trẻ sơ sinh có nguy cơ sinh ra nhẹ cân và khi lớn lên có nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2.

Trẻ thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn sớm sau khi sinh thì sẽ giảm tăng trưởng tạm thời, nếu trẻ bắt kịp tăng trưởng thì sẽ có nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 khi trưởng thành…

Bác sỹ BV Trẻ em Hải Phòng khám bệnh cho trẻ sơ sinh (Ảnh Hồng Hải)

Tại cuộc hội thảo, ThS.BS.TTUT Lê Thị Hải cũng nhấn mạnh đến các  vấn đề mà bậc cha mẹ cần quan tâm trong 1000 ngày vàng của bé như: cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, bao gồm bổ sung sắt/ axit folic (đa vi chất); ến khích nuôi con bằng sữa mẹ; cải thiện tình trạng vi chất của trẻ (đặc biệt là vitamin A và kẽm); nước sạch, vệ sinh cá nhân và điều kiện vệ sinh…

Qua cuộc hội thảo đầy bổ ích mà Phòng khám nhi khoa quốc tế The Medcare tổ chức thành công, cho thấy dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn từ lúc mang thai, cho con bú, bé ăn giặm và đến khi bé tròn hai tuổi đóng vai trò then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, không chỉ tác động đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe lâu dài.

ThS.BS.TTUT Lê Thị Hải khuyến cáo: giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên ăn nhiều rau màu xanh đậm, cam, các loại đậu, bổ sung 400ug a-xít folic trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ để phòng khuyết tật ống thần kinh cho bé. Giai đoạn sơ sinh, cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại bệnh tật.

Giai đoạn ăn giặm, các bậc phụ huynh bắt đầu cho bé ăn các thực phẩm như bột, cháo, rau củ, trái cây, thịt, cá, trứng theo nguyên tắc từ tinh đến thô, từ loãng đến đặc.

Lúc này, cần bổ sung sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển hệ miễn dịch, tiêu hóa của trẻ. Giai đoạn tập đi, bé cần nhiều dưỡng chất như sắt, canxi và axit béo hơn cho sự phát triển thể chất và trí não trong giai đoạn này…

Hồng Hải

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

tin bài cùng chuyên mục:

Chú thỏ nhung

Chú thỏ nhung

21:38 24/11/2020

Sống, làm việc và yêu

Sống, làm việc và yêu

09:13 16/09/2020

Nghệ thuật tối giản

Nghệ thuật tối giản

15:09 13/09/2020

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông