Chuyên đề “Ứng dụng phương pháp dạy học Sơ đồ tư duy trong giáo dục STEM cho học sinh Tiểu học”

    17:02 27/04/2023

    Sáng 6-4, tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, cụm 3 trường Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Tiểu học Trần Văn Ơn, Tiểu học Nguyễn Huệ tổ chức chuyên đề “Ứng dụng phương pháp dạy học Sơ đồ tư duy trong giáo dục STEM cho học sinh Tiểu học”. Dự chương trình có đồng chí Hoàng Thị Minh Phương, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng.

     

    Tiết dạy minh dạy minh họa môn Khoa học 4 chủ đề Ánh sáng

    Phát biểu tại chương trình, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ Đỗ Cam Ly cho biết,  phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy chính là một công cụ hữu hiệu để học sinh tổng hợp đầy đủ và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, từ đó giúp não bộ tiếp thu và ghi nhớ được dễ dàng hơn.

    Các học sinh hào hứng tham gia tiết học

    So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: Tăng sự hứng thú trong học tập; phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh; tiết kiệm thời gian; nhìn thấy được bức tranh tổng thể; ghi nhớ tốt hơn; tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm...

    Chính vì vậy, phương pháp sơ đồ tư duy có hiệu quả lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và giáo dục Stem trong nhà trường nói riêng.

    Các học sinh hào hứng tham gia tiết học

    Ngay sau phần phát biểu khai mạc đề dẫn chuyên đề, thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã thực hiện tiết dạy minh họa môn Khoa học 4 với chủ đề Ánh sáng.

    Tiết học khởi động trong không khí vui vẻ, bằng việc cho các học sinh xem video múa bóng “Sự khéo léo của đôi bàn tay”, thầy giáo Nguyễn Văn Bình đã khéo léo dẫn dắt học sinh vào chủ đề của bài học.

    Các học sinh hào hứng tham gia tiết học

    Bài học gồm 2 hoạt động chính: sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động học tập và trình bày các sản phẩm Stem của các nhóm. Trong thời gian 30 phút, các nhóm học sinh đã trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, đồng thời đưa ra ý tưởng về sản phẩm mà nhóm mình tạo ra.

    Các học sinh đã thảo luận sôi nổi, phân công nhau thực hiện rất nhanh, rất khéo léo, tạo nên những mô hình sản phẩm khá sinh động, đẹp mắt như: Trường học thông minh; Khu vườn thông minh; Chiếc hộp bí mật...

    Các em học sinh trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình

    5 phút cuối của tiết học, thầy giáo củng cố kiến thức, gợi ý, giúp học sinh liên hệ mở rộng kiến thức về việc ánh sáng trong thực tiễn.

    Mô hình Cầu Hoàng Văn Thụ
    Các em học sinh trình bày mô hình Vườn rau thông minh
    Các em học sinh trình bày mô hình Trường học thông minh

    Sau tiết học, các em không chỉ nắm chắc hơn kiến thức về ánh sáng, mà còn biết vận dụng những kiến thức đó trong các hoạt động thực tế một cách linh hoạt. Đồng thời, các em được rèn luyện kĩ năng phối hợp, làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đánh giá, nhận xét,...

    Các thầy cô thảo luận sôi nổi về nội dung tiết học và chuyên đề

    Ngay sau tiết dạy minh hoạ, các thầy cô giáo dự chuyên đề đã thảo luận rất sôi nổi, cởi mở về các vấn đề xoay quanh bài dạy.

    Qua đó, chuyên đề góp phần lan toả và giải tỏa được tâm lý dạy học STEM không phải là quá khó, từ đó tạo ra nhiều ý tưởng cho các thầy giáo, cô giáo trong quá trình thực hiện dạy học STEM ở các trường Tiểu học.

    TÚ QUYÊN

    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông