Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người

13:24 23/02/2025

Điều 57 Chương VII Luật Phòng, chống mua bán người, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/11/2024, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người”

Theo đó, nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người được quy định như sau:

Nhà nước Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Cùng với đó, tại Điều 58 chương này luật quy định việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người

1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế đã ký kết, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo cho hoạt động phòng, chống mua bán người.

2. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

Tại Điều 59 chương này luật quy định hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và đưa nạn nhân về nước

1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc giải cứu, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

2. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa nạn nhân là người nước ngoài về nước mà người đó có quốc tịch hoặc có nơi thường trú cuối cùng; áp dụng các biện pháp để việc đưa nạn nhân về nước được tiến hành trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Tại Điều 60 chương này luật quy định việc tương trợ tư pháp trong phòng, chống mua bán người

Việc tương trợ tư pháp trong phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và nước có liên quan được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước đó cùng là thành viên hoặc trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

 Tố Oanh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông