Chuyện thời cuộc: Thử bàn về an ninh thực phẩm

19:31 14/12/2022

Lâu nay người ta thường chỉ nói đến an ninh lương thực, còn đối với thực phẩm mới chỉ quan tâm ở góc độ “an toàn”. Cũng có thể xét về mặt ngôn ngữ, trong khái niệm “lương thực” đã hàm chứa cả thực phẩm, nên cụm từ “an ninh lương thực” mới được dùng trên diện rộng, là thuật ngữ chính thức trên toàn cầu.
Giá lợn thịt biến động kéo dài là ví dụ diển hình về an ninh thực phẩm.

          Tuy nhiên, ở Việt Nam, lương thực và thực phẩm được phân biệt khá rõ ràng, nên các chính sách điều chỉnh liên quan cũng theo chiều hướng này. Trong đó lương thực có gạo là trụ cột cùng các loại ngũ cốc, còn trụ cột của thực phẩm là các loại thịt, thủy sản và rau củ quả. Hầu hết là sản phẩm nông nghiệp.

          Nhìn lại những năm qua, Việt Nam là quốc gia thuộc tốp đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trong đó có thực phẩm các loại. Nhưng cũng nhìn lại mấy năm gần đây, trong khi lương thực được đảm bảo rất ổn định, cả cung – cầu cho đến chất lượng và đặc biệt là giá cả, thì thực phẩm lại xảy ra không ít biến động.

          Tình trạng khi thì ùn ứ, lúc lại khan hiếm thường xuyên diễn ra, đơn cử như mặt hàng truyền thống là lợn thịt, đã tạo ra một đợt khủng hoảng kéo dài từ năm 2017 đến nay mới tạm lắng.

          Biến động của nhóm hàng thực phẩm càng rõ nét khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhất là trong những thời điểm sản xuất bị ngưng trệ, lưu thông ách tắc do thắt chặt cơ chế phòng, chống dịch bệnh.

          Còn tính chất biến động đã trở thành thông lệ đối với thực phẩm, có lẽ là vấn đề thời vụ canh tác, là thiên tai và các thời điểm cầu tăng vượt cung như dịp lễ tết, trong đó dịp tết Nguyên đán hàng năm là điểm nhấn đáng lưu ý. Bên cạnh đó, biến động thực phẩm cũng có một nguyên nhân rất lớn, là luôn bị chi phối bởi thị trường hàng tỷ dân của Trung Quốc.

          Cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến an ninh thực phẩm, thay cho việc chỉ tiếp cận một góc độ hẹp về “an toàn thực phẩm” như hiện nay. Bởi lẽ nếu an ninh thực phẩm không được đảm bảo, thì việc giữ an toàn cũng khó khả thi.        Nghĩa là bên cạnh việc chú ý đến chất lượng, thực phẩm cần được đảm bảo nguồn sản xuất, cung cấp, lưu thông, phân phối đến thị trường một cách ổn định.

        Từ việc quy hoạch vùng trồng, duy trì sản xuất, tái tạo con giống cho đến cơ chế linh hoạt trong lưu thông, đều đòi hỏi những cơ chế, chính sách chủ động, linh hoạt.

          Cùng với đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất cũng cần những giá trị thiết thực, hợp lý với tập quán canh tác truyền thống.

          Song song với quy trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ, mà lâu nay vẫn được mô tả bằng các cụm từ “3 nhà”, “5 nhà”, thực tế chúng đã nói nhiều, làm cũng không ít, nhưng có lẽ chưa đủ.

          Đồng thời ở tầm vĩ mô, rất cần những cơ chế phòng ngừa chủ động đối với các tình huống chi phối từ bên ngoài như thiên tai, địch họa và biến động của thị trường thế giới.

          Tóm lại, trong sự vận động của kinh tế thị trường, chính sách vĩ mô cần hơn tính chủ động hơn, bên cạnh những khái niệm “an ninh lương thực” hay “an ninh năng lượng”, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần lưu ý đến “an ninh thực phẩm”.

          Hoàng Minh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông