16:11 01/11/2015
Đến đầu làng mà hỏi thăm nhà bà Lê thì ai cũng biết. Họ nói: “Bác Lê cựu chiến binh phải không? Bác ấy là nhất đấy…”. Vì thế, tôi có thể đến ngay nhà bác Lê. Đi cả một chặng đường dài từ sáng đến xế chiều, thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, là điểm dừng chân cuối cùng của tôi. Đón tôi là một người phụ nữ 60 tuổi, dáng người nhỏ bé, giọng nói trầm khan rất đặc trưng của người vùng biển. Không biết có phải vì cái nắng, gió thanh mát, êm dịu của một ngôi làng ven biển trong một chiều cuối thu hay bởi sự gần gũi, hiền hậu của người chủ nhà đã xóa hết trong tôi cái cảm giác mệt mỏi sau cả hành trình dài. Tôi ngồi nghe bà kể chuyện: Tháng 2-1975, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, người con gái thanh xuân 20 tuổi Phạm Thị Lê nén yêu thương thầm kín, tạm biệt quê hương và người thương lên đường nhập ngũ vào công tác tại đơn vị 128 quân chủng Hải quân. Sau 5 năm rèn luyện, học tập và công tác, cô tiểu đội trưởng duyên dáng, chịu thương, chịu khó rời quân ngũ trở về quê hương lập gia đình tại thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy. Ngày tháng lo toan cuộc sống đời thường nhưng tấm lòng mong muốn được làm những việc có ý nghĩa, góp công sức xây dựng quê hương của “người lính cụ Hồ” năm xưa trong bác vẫn còn vẹn nguyên như những tháng ngày tuổi trẻ. Sau nhiều năm hoạt động tích cực ở Hội Cựu chiến binh (CCB) xã, bà Lê được các hội viên tín nhiệm bầu là Ủy viên Ban chấp hành, Chi hội phó phụ trách công tác vay vốn của hội và trực tiếp là tổ trưởng tổ vay vốn và tiết kiệm của thôn Quần Mục 4, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy. Quần Mục là một ngôi làng ven biển, quanh năm tấp nập trên bến, dưới thuyền. Từ một ngôi làng tan hoang do “giặc đói” hoành hành những năm 1945, nay nhờ ơn Đảng và Chính phu, nơi đây đã trở thành một làng quê giàu có trù phú. Ngày nay đi trên con đường làng rộng thênh thang của Quần Mục với những ngôi nhà cao tầng mọc san sát mà cứ ngỡ như ta đang lạc vào một phố huyện. Nhưng bên cạnh đó, Đại Hợp vẫn có nhiều người, chủ yếu là thanh niên, đang độ tuổi lao động bị mắc nghiện ma túy và nhiễm HIV. Những con người một thời lầm lỗi này đều có một khát khao chung là được vay vốn làm ăn, xây dựng lại cuộc sống lương thiện. Trước những hoàn cảnh này, các tổ chức hội và ngân hàng đều ái ngại không dám cho vay, không dám tín chấp vì khó thu hồi vốn, nguy cơ nợ xấu rõ ràng trước mắt. Với tấm lòng của một người chị, người mẹ, thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của các cháu, bà Lê mạnh dạn tham mưu cho Ban chấp hành Hội CCB xã nhận trách nhiệm tín chấp cho người có hoàn cảnh khó khăn, nhiễm HIV vay vốn giải quyết việc làm. Từ dư nợ ban đầu chỉ có gần 500 triệu đồng, đến nay số dư nợ của Hội CCB xã đã lên tới hơn 5 tỷ đồng, cho hơn 300 hộ vay, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 440 lao động của xã. Hiện nay tổ vay vốn và tiết kiệm do bà làm tổ trưởng có số dư nợ 1,2 tỷ đồng thì có 7 trường hợp vay với số tiền trên 100 triệu đồng. Đây cũng là tổ đầu tiên và duy nhất ở Kiến Thụy tín chấp cho các cá nhân nhiễm HIV được vay vốn. Hàng tuần, hàng tháng bà đều đến thăm hỏi động viên, hướng dẫn họ sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả. Nhờ thế các trường hợp này đều có thu nhập ổn định, thực hiện đúng các quy định, trả lãi, gốc theo kỳ hạn. Các em N.T.M, N.T.H ở Quần Mục, Đại Hợp, Kiến Thụy, giãi bày: “Trước đây chẳng ai dám cho chúng em vay tiền vì sợ rằng mang tiền đi chữa bệnh hết, khi bệnh nặng biết đòi ai nên chúng emchỉ biết đi vá lưới thuê. Nhưng nhờ có bác Lê, chúng cháu được vay vốn từ Ngân hàng CSXH để mua nguyên liệu về làm ngư cụ, đan lưới, vá lưới và nuôi lợn nuôi gà. Ngày nắng, ngày mưa, lúc nước lên hay nước kém đều chủ động được việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống bớt khó khăn hơn. Chúng em cảm ơn Hội CCB và bác Lê nhiều lắm”. Ở đây, còn có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiêu biểu như gia đình nhà chị B.T.L., 2 vợ chồng đều nhiễm HIV, con trai lớn mắc nghiện ma túy đang chịu án phạt trong tù, không mảnh đất cắm dùi, cuộc sống tưởng như bế tắc. Nhưng bà Lê đã đứng ra bảo lãnh để gia đình anh chị được tiếp cận với vốn vay từ ngân hàng. Không chỉ là người tổ trưởng tổ vay vốn đầy tín nhiệm, bà Lê còn dành rất nhiều thời gian và công sức cho các phong trào của hội và địa phương. Bà cùng Chi hội trưởng động viên anh em trong chi hội tích cực tham gia vào các phong trào: “Ngày vì đồng đội”, “Quỹ tình nghĩa”… Nhờ vậy nên chi hội dù chỉ có 65 hội viên mà tổng số quỹ đạt trên 45 triệu đồng, từ đó hỗ trợ vốn để triển khai sản xuất cho 3 hội viên là: Phạm Thị Ngọ 5 triệu đồng, Thân Thị Phách 14 triệu đồng, Nguyễn Thị Nhật 13 triệu đồng. Ở thôn Quần Mục 4, mong muốn có cây cầu kiên cố bắc qua mương ra cánh đồng là điều mơ ước của bao thế hệ người dân nơi đây. Được tiếp nhận xi măng từ chương trình “Những tấn xi măng xây dựng nông thôn mới” của thành phố, bà cùng chồng không quản ngày đêm đi vận động bà con và CCB đóng góp tiền mua nguyên vật liệu, góp ngày công xây cầu và làm 5 tuyến ngõ xóm với tổng giá trị công trình gần 200 triệu đồng, trong đó những người CCB ủng hộ trên 100 triệu đồng. Ông Bùi Anh Hòa - Phó chủ tịch Hội CCB huyện Kiến Thụy cho biết: “Bây giờ về Quần Mục đã có nhiều đổi thay, người dân nơi đây đã được đi trên cây cầu xi măng vững chắc, đưa máy cày, máy gặt ra tận cánh đồng, cuộc sống thêm no ấm, đủ đầy, ai cũng tấm tắc khen “Bác Lê cựu chiến binh là số một”". Xuân Hạ |
20:04 05/10/2024
19:57 04/10/2024
16:03 26/09/2024
Bắt nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng
Bắt giữ 6 đối tượng về hành vi giết người và gây rối trật tự công cộng
Công an quận Kiến An: Phá 1 ổ nhóm có hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
Công an quận Kiến An: Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án hình sự đạt 94,91%
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Chân dung nhà vô địch tuyệt đối Giải Thể hình, Sport Physique Cúp Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng mở rộng
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tập trung giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3