Đề nghị đề xuất cơ chế quản lý vệ sinh ATTP

18:08 21/01/2016

 

Chiều 19-1, Ban Văn hóa - xã hội HĐND thành phố làm việc với UBND huyện An Dương về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn (ảnh).

Tại buổi làm việc, ông Phạm Từ Thứ, Trưởng ban đề nghị huyện An Dương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về vệ sinh ATTP; tăng cường xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời đề xuất cơ chế chính sách, trong đó có vấn đề kinh phí đảm bảo trong quản lý lĩnh vực vệ sinh ATTP trình UBND thành phố. Riêng dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, cần tăng cường quản lý, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Theo báo cáo, hiện An Dương có hơn 1.500 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm gồm: 784 cơ sở sản xuất và chế biến, hơn 100 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, 69 trang trại và 600 cơ sở kinh doanh bánh kẹo, hàng tạp hóa, thức ăn đường phố. Trong năm 2015, huyện đã thành lập 7 đoàn thanh kiểm tra vệ sinh ATTP theo chuyên đề và kế hoạch với hơn 1.000 cơ sở, tập trung vào các đợt dịp Tết Nguyên đán và Tháng hành động vì vệ sinh ATTP, phòng chống dịch bệnh. Qua đó, huyện phát hiện 249 cơ sở có vi phạm về điều kiện trang thiết bị dụng cụ, tập huấn khám sức khỏe, giấy chứng nhận ATTP, lưu mẫu thức ăn…

Cũng trong năm, huyện không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào. Tuy nhiên theo đánh giá, tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu thấp, nhất là cơ sở sản xuất, kinh doanh bún, bánh phở, đậu phụ, thức ăn đường phố. Nguyên nhân là do thói quen sản xuất kinh doanh của các cơ sở còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, theo tập quán. Ngoài ra, việc quản lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hộ buôn bán, kinh doanh tại các chợ còn rất nhiều khó khăn, nan giải…

ĐH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông