Hiệu quả của ô xy cao áp trong điều trị mất ngủ

18:08 04/11/2016

Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi. Mất ngủ làm giảm sút hiệu suất lao động, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự an toàn và chất lượng cuộc sống, gây ra những gánh nặng rất đáng kể về mặt xã hội và chi phí kinh tế.

Theo GS.TS Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng Viên Y học biển Việt Nam, người bị mất ngủ có nguy cơ mắc chứng lo âu và trầm cảm cao hơn bình thường gấp 5 lần và dễ bị suy tim sung huyết, mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao hơn. Những người lạm dụng rượu hoặc ma túy, nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao gấp 7 lần so với những người bình thường.

Về mặt điều trị, hiện có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cả trên phương diện y học hiện đại lẫn y học cổ truyền. Trong điều trị bằng thuốc ngủ, hormon melation và gần đây phương pháp vệ sinh giấc ngủ được sử dụng ngày một rộng rãi đã khẳng định được hiệu quả trị liệu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, có không ít nghiên cứu lại chỉ ra tính không hiệu quả, thậm chí là những hậu quả không mong muốn từ việc dùng thuốc uống như: lạm dụng hoặc phụ thuộc thuốc do dùng kéo dài hoặc không đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Từ năm 2007, Viện Y học biển Việt Nam đã triển khai phương pháp điều trị ô xy cao áp trong điều trị lâm sàng cho tai biến lặn và các bệnh lý lâm sàng khác. GS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết: Trong quá trình điều trị cho thấy, bên cạnh tác dụng điều trị chính, đa số bệnh nhân nhận thấy tình trạng giấc ngủ của họ được cải thiện khá rõ. 2 năm trở lại đây, Viện Y học biển Việt Nam đã mở rộng chỉ định điều trị cho những trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ (tiên phát và thứ phát).

Mất ngủ là một bệnh có đa yếu tố nguy cơ và nguyên nhân, nhưng cũng là hậu quả phối hợp của nhiều bệnh lý cơ năng khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu xung quanh giấc ngủ và vấn đề mất ngủ với nhiều giả thiết khác nhau, trong đó Viện Y học biển đặc biệt quan tâm tới giả thuyết về rối loạn nhịp thở khi ngủ gây ra giảm ô xy não.

 Đa số bệnh nhân điều trị bằng HBOT, giấc ngủ của họ được cải thiện rõ khá rõ, làm giảm thời gian vào giấc và làm tăng khả năng ngủ lại, tăng thời gian ngủ trung bình trong đêm. GS.TS Nguyễn Trường Sơn cho rằng hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ của HBOT khá cao và các trường hợp mất ngủ mãn tính nên được điều trị bằng HBOT trước khi điều trị bằng thuốc trầm cảm Amytriplin.

Trần Phương

 


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích