Khai thác bền vững nguồn các-bon xanh lưu trữ trong các thảm thực vật thuộc thành phố Hải Phòng: Hành động thiết thực trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu

16:50 23/04/2024

Sự ấm lên toàn cầu hiện nay đang được nhiều quốc gia, và các nhà khoa học quan tâm. Một trong số các nguyên nhân chủ yếu chính là sự gia tăng CO2 trong khí quyển, gây ra một loạt các thay đổi lớn về môi trường: nhiệt bề mặt đất trung bình toàn cầu tăng 0,8°C, nhiệt đại dương trung bình toàn cầu tăng 0,74°C, pH đại dương toàn cầu giảm 0,1 đơn vị pH, và mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 17 cm. Kèm theo đó là nhiều mối đe dọa lớn như thiếu nước sinh hoạt, xâm nhập mặn và môi trường nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bị ảnh hưởng, gia tăng dịch bệnh hại cây trồng, suy thoái tài nguyên đất, suy giảm đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm.

Trước các vấn cấp bách nêu trên, Chính phủ và các địa phương đã, đang ban hành các chương trình, kế hoạch hành động và biện pháp thiết thực nhằm từng bước giảm phát thải khí nhà kính. Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển cũng như khai thác bền vững nguồn các-bon lưu trữ trong các thảm thực vật sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xác định các mục tiêu nêu trên.

Theo Điều 17 của Nghị định thư Kyoto, "Thị trường các-bon" được hiểu là việc cho phép các quốc gia có dư/thiếu hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ các-bon được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn/ít hơn mục tiêu cam kết.

Việc mua bán tín chỉ các-bon hình thành nên thị trường các-bon, như EEX - thị trường Trao đổi Năng lượng của Châu Âu, BLUENEXT - thị trường Trao đổi Thương mại môi trường Châu Âu và EUAs - thị trường của Châu Âu.

Các quốc gia và các tổ chức khác nhau trên toàn thế giới và đang nỗ lực nghiên cứu, xuất và áp dụng các phương pháp khác nhau giảm thiểu lượng khí CO2.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn cũng đã giải thích rõ về cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon là các cơ chế thực hiện việc đăng ký, triển khai các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon theo các phương pháp được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận.

Khái niệm về "bể chứa các-bon" là bất cứ thứ gì hấp thụ, lưu giữ một lượng lớn các-bon hữu cơ từ môi trường hơn lượng khí CO2 thải ra - ví dụ như thực vật, đại dương và đất.

Các loại khí nhà kính

Tại COP26 (Hội nghị về Biến đổi khí hậu lần thứ 26) diễn ra tại Glasgow, Scotland, vào tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ tuyên bố mục tiêu về việc Việt Nam phấn đấu cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về "0" vào khoảng giữa thế kỷ này, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác. Qua đó, Việt Nam thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với các vấn chống biến đổi khí hậu và có cam kết mạnh mẽ với mục tiêu trung hòa phát thải vào năm 2050.

Đồng thời, tại tiểu mục 6 và tiểu mục 13 mục IV Điều 1 của Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu chỉ rõ:

Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các-bon thấp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phát triển các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực.

Các ngành công nghiệp phát sinh lượng khí nhà kính

Tại TP. Hải Phòng, theo kết quả nghiên cứu xây dựng kịch bản phát thải CO2 thấp cho TP. Hải Phòng, dự báo lượng phát thải khí nhà kính tại TP. Hải Phòng sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2030 so với hiện nay nếu không có các hoạt động, biện pháp kiểm soát trong việc phát thải và tăng cường lưu trữ các-bon.

Hơn nữa, là địa phương đang hiện thực hóa các chủ trương, định hướng về phát triển kinh tế biển nên TP. Hải Phòng đặc biệt quan tâm đến các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của các hệ sinh thái nói chung, của thực vật nói riêng cũng như cung cấp luận cứ về mặt lý thuyết và thực tiễn là vấn đề mấu chốt.

Theo thống kê chưa đầy đủ, kết hợp với số liệu trong Báo cáo đề án "Xây dựng Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020" năm 2014 cho thấy Hải Phòng có trên 2.000 loài thực vật bậc cao và thực vật bậc thấp, phân bố trên tổng diện tích hơn 56.000 ha trên cạn và dưới nước.

Đường xuyên đảo Cát Bà

Cụ thể là kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dữ liệu về hiện trạng phân bố và trữ lượng các bể chứa các-bon cũng nhưng tiềm năng phát triển các bể chứa các-bon trong các thảm thực vật trên địa bàn thành phố từ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thích ứng, giảm thiểu khí nhà kính, cơ chế trao đổi tín chỉ các-bon bù trừ hướng đến thành phố CO2 thấp.

Việc xác định được khả năng cũng năng lực nội tại trong việc tích lũy, lưu trữ khí nhà kính của các bể chứa là các thảm thực vật của TP. Hải Phòng là cơ hội thành phố có thể tăng thu ngân sách hàng năm thông qua việc thu thuế bảo vệ môi trường và quỹ tự nguyện đóng góp của các quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu chi trả cho các nước, địa phương đang phát triển, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến quá trình thể chế hóa "Thị trường CO2" và triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (gần đây nhất là COP26 và COP27).

Trung tá Đoàn Anh Học – Phó Đội trưởng Đội An ninh năng lượng và tài nguyên môi trường, Phòng An ninh kinh tế

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích