00:40 09/04/2016
Thời gian vừa qua, thủ phạm trong tất cả vụ bắt cóc đều bị phát hiện. Dạy trẻ biết cách hét to giữa đám đông. Huấn luyện trẻ chẳng may bị bắt cóc phải bình tĩnh, làm theo mọi yêu cầu của kẻ bắt cóc. Gia đình bí mật trình báo công an, không tự thỏa hiệp với kẻ bắt cóc vì một khi chúng chưa lấy được tiền, trẻ vẫn có thể được an toàn. Đó là những kỹ năng mà TS Đoàn Văn Báu, Phó Trưởng khoa Tâm lý ĐH An ninh nhân dân, hướng dẫn phòng tránh và xử lý trong tình huống trẻ em bị bắt cóc. Không đi theo người khác, trừ cha mẹ TS Báu phân tích động cơ của loại tội phạm bắt cóc trẻ em chủ yếu là muốn tống tiền; một số ít do thù hằn cá nhân hoặc bắt cóc trẻ em phục vụ mục đích khác như buôn bán, nhận con nuôi... Các đối tượng bắt cóc trẻ em nhằm mục đích tống tiền thì quy luật chung của chúng là muốn chiếm đoạt tiền, không muốn gây ra cái chết cho nạn nhân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đối tượng do bị căng thẳng dẫn đến việc sát hại nạn nhân. Khi thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em, đối tượng bắt cóc sẽ có trạng thái căng thẳng vì phải tập trung tư duy để đạt được mục đích tống tiền, đối phó với cơ quan chức năng, che giấu hành vi phạm tội… Từ đó dễ dẫn đến những hành vi bột phát nếu gia đình nạn nhân, cơ quan chức năng không khéo léo ứng phó.
Cha mẹ, thầy cô cần giáo dục, huấn luyện cho trẻ một số kỹ năng đơn giản để phòng, chống bắt cóc. Trong đó, cần giáo dục để trẻ quán triệt nguyên tắc “không đi theo người khác trừ cha mẹ”, kể cả bạn bè của cha mẹ, hàng xóm, bà con dòng họ… Chỉ đi theo người khác khi được sự đồng ý của cha mẹ. Cha mẹ cũng không nên đưa thông tin, hình ảnh của trẻ lên mạng xã hội. Cha mẹ cần tạo ra những tình huống để thực hành cho trẻ cách ứng phó. Chẳng hạn, đưa trẻ đến trung tâm mua sắm, khi trẻ không để ý có thể trốn, quan sát trẻ, nhờ người quen đến dụ dỗ xem trẻ ứng xử thế nào để hướng dẫn trẻ sẽ hiệu quả hơn là cách nói suông. Trong đó, cần phải hướng dẫn trẻ nương theo yêu cầu của đối tượng bắt cóc. Tránh việc gào khóc, khéo léo và tìm cơ hội thoát thân… Ở trường, từ giáo viên, bảo mẫu, bảo vệ… cần quản lý trẻ chặt chẽ. Bất kỳ ai đến trường đón trẻ kể cả bà con, hàng xóm, người giúp việc, đều phải được sự đồng ý của cha mẹ. Bí mật trình báo Khi cha mẹ nhận được liên lạc của đối tượng bắt cóc tống tiền, bước đầu tiên phải lắng nghe kỹ và tìm hiểu rõ mọi yêu cầu đối tượng bắt cóc muốn gì. Kiểm tra xem trẻ có thực sự nằm trong tay đối tượng không như nghe giọng nói của trẻ, yêu cầu mô tả đặc điểm của trẻ hoặc yêu cầu đối tượng hỏi trẻ về một sự kiện đáng nhớ gì đó… Dùng kế hoãn binh như xin chạy tiền để kéo dài thời gian. Bước thứ hai, cần phải bí mật báo ngay cho công an, cha mẹ tránh đi trực tiếp, nên nhờ người khác lên trình báo hoặc bí mật gọi điện thoại báo công an. Nên gọi số 113 để cơ quan công an bố trí lực lượng xử lý tình huống. Yêu cầu công an bí mật liên lạc, không đến nhà ngay tránh trường hợp đối tượng thấy bị động sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt, tuyệt đối không được tự dàn xếp sẽ gây nguy hiểm cho trẻ vì khi đạt được mục đích, muốn che giấu hành vi phạm tội dẫn đến việc sát hại nạn nhân của đối tượng. Việc tự thỏa hiệp với đối tượng bắt cóc rất ít trường hợp thành công mà còn có thể dẫn đến hệ lụy xã hội, làm cho nạn bắt cóc trẻ em gia tăng. Bước thứ ba, cần phải phối hợp và làm theo sự chỉ dẫn của cơ quan công an từ việc đàm phán, giao nhận tiền, đón trẻ… Trong đàm phán, cần phải làm cho đối tượng nhận thấy cha mẹ chỉ muốn con được an toàn nên sẽ đáp ứng điều kiện của chúng nhưng phải bảo đảm con mình vẫn an toàn mới làm theo yêu cầu. Điều này sẽ làm cho kẻ bắt cóc chủ quan, bảo đảm sự an toàn cho trẻ, kéo dài thời gian để cơ quan công an xử lý tình huống.
Theo Hoàng Tuyết - Hoàng Lan/Pháp Luật TP HCM |
22:29 23/11/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Phát hiện 10 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trưa ngày 24/11 tại huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng phối hợp kiểm tra, xử lý 9 trường hợp vi phạm nồng độ cồn