19:17 13/10/2014 9 tháng năm 2014, trên địa bàn thành phố xảy ra 73 vụ tai nạn thông (TNGT) đường bộ, làm làm chết 61 người, bị thương 49 người; so với 9 tháng năm 2013, giảm được 4 vụ (73/77), tỷ lệ giảm là 5,1%; giảm được 9 người chết (61/70), tỷ lệ giảm là 12,67%.
9 tháng năm 2014, trên địa bàn thành phố xảy ra 73 vụ tai nạn thông (TNGT) đường bộ, làm làm chết 61 người, bị thương 49 người; so với 9 tháng năm 2013, giảm được 4 vụ (73/77), tỷ lệ giảm là 5,1%; giảm được 9 người chết (61/70), tỷ lệ giảm là 12,67%. Tuy nhiên, số người bị thương không giảm (49/49) và đây chưa phải là kết quả mong đợi tuy đã phản ánh những cố gắng nhất định của các cấp, ngành, đoàn thể trong việc kiểm soát giao thông, từng bước lập lại TTATGT. Và để duy trì TTATGT đường bộ, giữ nhịp giảm TNGT những tháng cuối năm thì còn rất nhiều khó khăn phức tạp. Nỗ lực từ nhiều phía
Đại tá Nguyễn Trọng Phượng, Phó giám đốc công an, Phó ban An toàn giao thông thành phố nhận định: Lực lượng chức năng, đơn vị quản lý, chính quyền cơ sở các địa phương đã rất cố gắng trong việc đưa các giải pháp đảm bảo TTATGT đi vào thực tế cuộc sống, nhằm thực hiện có hiệu quả chủ đề năm ATGT của Chính phủ và chủ đề năm của thành phố. Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2014, các lực lượng thuộc Công an thành phố đã kiểm tra, xử lý 108.481 trường hợp vi phạm; phạt tiền hơn 57,15 tỷ đồng. Trong đó, lực lượng công an đã tập trung kiểm tra, xử lý mạnh vào các lỗi vi phạm có nguy cơ dẫn đến TNGT như: chạy quá tốc độ 22.432 trường hợp; 1.101 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; 7.128 trường hợp vi phạm lỗi đi không đúng làn đường, phần đường; 3.715 trường hợp vượt đèn đỏ; 782 trường hợp chở quá số người quy định; 1.838 trường hợp đi vào đường cấm; 2.070 trường hợp chở hàng quá tải, chở hàng cồng kềnh; 280 trường hợp không giấy phép lái xe; 13.784 trường hợp không đội MBH khi đi mô tô, xe gắn máy… Tương tự, lực lượng Thanh tra giao thông vận tải đã kiểm tra, xử lý gần 1.000 trường hợp vi phạm; ra quyết định phạt vi phạm hành chính hơn 2 tỷ đồng. Toàn thành phố đã tiếp nhận, thẩm định và cấp 1.357 giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cấp phù hiệu cho 5.544 xe công-ten-nơ. Việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm tốc độ phương tiện qua hệ thống thiết bị giám sát hành trình được thực hiện nghiêm túc. Đến ngày 30-8-2014, cơ quan chức năng đã kiểm tra, giám sát hoạt động của 6.243 phương tiện, thuộc 1.146 đơn vị vận tải theo quy định; đã phát hiện, xử lý 640 lượt phương tiện vi phạm, nhắc nhở chấn chỉnh hàng nghìn trường hợp. Trong công tác kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, đã khám sức khỏe định kỳ cho 12.211 lái xe, phát hiện và xử lý 69 lái xe dương tính với ma túy và 1.010 lái xe có vấn đề về sức khỏe do mắc những bệnh lý khác buộc phải điều trị.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, từ đầu năm đến nay, ngành đã tiến hành rà soát điều chỉnh vạch kẻ đường, phân luồng giao thông, biển báo, điều giao thông hợp lý; xóa bỏ điểm đỗ xe không hợp lý trên 10 tuyến đường phố như: Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng, Lê Hồng Phong, Đà Nẵng, Văn Cao, Máy Tơ, Lán Bè... Sở Giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện việc nâng cấp, khắc phục bất cập tại một số nút giao thông nhằm hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông như: nút giao thông Lương Khánh Thiện - Cầu Đất, ngã ba Hàng Kênh - Tô Hiệu; Trần Nguyên Hãn - Hai Bà Trưng; phân luồn xe chạy đối với các tuyến xe ô tô chở khách cố định đi về Bến xe Tam Bạc, tổ chức lại giao thông trên đoạn từ km 92+620 đến km 104+600 QL5... TTATGT cuối năm “nóng” và phức tạp hơn Theo quy luật, càng về những tháng cuối năm thì tình hình TTATGT thường nóng và phức tạp hơn; yêu cầu công tác bảo đảm TTATGT, kiểm soát giao thông khó khăn, vất vả hơn. Theo dự báo cáo của cơ quan cảng vụ hàng hải, lượng hàng hóa qua cảng từ đầu năm đến nay gia tăng đột biến, khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 9 tháng đầu năm 2014, sản lượng lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng đạt gần 49 triệu tấn và dự báo cả năm 2014 sẽ đạt từ 65-68 triệu tấn (kế hoạch 58 triệu tấn). Hàng hóa tăng đòi hỏi năng lực vận tải lớn và chủ lực vẫn là hình thức vận tải đường bộ bằng xe ô tô chuyên dùng. Cùng với đó, sau khi thực hiện việc kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ thì tình trạng xe tải chở hàng hóa vượt tải trọng gấp 2,5-3 lần tải trọng cho phép không còn nữa, đồng nghĩa với sự gia tăng thêm về lượt chuyến, tần suất hoạt động...
Theo báo cáo, thời gian gần đây, tình tình ùn tắc giao thông trên trục đường dẫn xuống khu vực cảng (tỉnh lộ 365 - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Văn Linh) gia tăng, trung bình mỗi ngày xảy ra từ 1-2 vụ, có những vụ ùn tắc kéo dài đến 2-3 giờ liền, tắc đường từ ngã ba Đình Vũ đến cầu vượt Lạch Tray. Thượng tá Phạm Hải, Phó phòng CSGT sắt-bộ Công an thành phố cảnh báo nguy cơ ùn tắc giao thông những tháng cuối năm sẽ nhiều hơn, khó kiểm soát hơn bởi yêu cầu vận tải hàng hóa qua cảng và sự gia tăng đột biến phương tiện vận tải đường bộ. Thể hiện, 9 tháng đầu năm 2014, Phòng CSGT bộ-sắt đăng ký mới hơn 4.200 xe ô tô; trong đó có gần 1.000 xe đầu kéo công-ten-nơ, xe sơ-mi rơ-mooc, xe téc các loại. Ở góc độ xã hội, tình hình vi phạm TTATGT thời gian gần đây tái diễn ra phức tạp ở một số tuyến đường, địa bàn nhất định. Chỉ trong 1 tháng thực hiện đợt cao điểm đảm bảo TTATGT do Giám đốc Công an thành phố phát động (16-8 đến 15-9), các lực lượng trực thuộc Công an thành phố đã kiểm tra, xử lý 11.791 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 6,7 tỷ đồng; xử lý 87 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (gấp 1,7 lần cả về số vụ và số tiền phạt so với tháng trước đó). Các tổ công tác 119 đã kiểm tra, xử lý gần 2.500 trường hợp vi phạm, bắt 30 đối tượng lạng lách đánh võng (số này chủ yếu vi phạm về đêm). Cũng từ công tác tuần tra kiểm soát, chống đua xe trái phép về đêm, Phòng PC65 CATP kiểm tra, xử lý, phạt tiền gần 3.000 trường hợp vi phạm TTATGT, tạm giữ 22 xe ô tô, 713 xe mô tô. Trong đó có, chủ yếu là thanh thiếu niên vi phạm các lỗi như: chở quá số người quy định; không đội MBH, đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ… Hiện tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra phổ biến và phức tạp ở cả trong khu vực nội thị và nông thôn ngoại thành. Nguyên nhân chính là ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông của người dân khi tham gia giao thông về đêm kém hơn. Hơn nữa, công tác kiểm tra nhắc nhở, xử lý vi phạm về ban đêm của lực lượng chức năng ban đêm rất hạn chế. Thực tế về đêm, ngoài lực lượng chuyên trách được phép kiểm tra xử lý vi phạm TTATGT thuộc của Phòng PC67 và Cảnh sát cơ động, CSGT ở các đơn vị công an quận, huyện hầu như không thể thực hiện nhiệm vụ với nhiều lý do khác nhau. Về các tuyến đường trọng điểm, theo báo cáo, tình hình TNGT tuyến QL10 vẫn đang “nóng” và phức tạp nhất. Từ đầu năm đến nay, QL10 xảy ra 15 vụ TNGT, làm chết 12 người và bị thương 5 người. Còn tuyến QL5 cũng xảy ra 6 vụ, làm chết 6 người và bị thương 6 người (năm 2013 trước đó, QL5 chỉ xảy ra 4 vụ, 4 người chết). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường sá chật hẹp, cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trên nhiều tuyến đường giao thông đang xuống cấp, mãn tải... Một số tuyến đường mới nâng cấp rộng rãi, nhưng thiếu biển báo, thiếu điện chiếu sáng, ảnh hưởng nhất định tới công tác đảm bảo TTATGT, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Vấn đề đặt ra là việc phòng ngừa TNGT phụ thuộc phần lớn vào ý thức của người tham gia giao thông. Vì vậy, tự bảo vệ mình khỏi “thảm họa” TNGT là trách nhiệm của chính bản thân từng người và cho cả xã hội. Đoàn Lanh |