20:05 13/06/2018 Theo nghiên cứu, các sản phẩm nhựa, trong đó phần lớn là túi ni lông làm từ chất liệu polyme, phải mất hàng trăm năm mới có thể phân huỷ hết. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới sức khoẻ con người, túi ni lông còn gây mất mỹ quan từ đường phố, xóm ngõ đến các điểm du lịch, trên bờ, dưới biển. Tuy nhiên hiện nay, hàng triệu túi ni lông vẫn được sử dụng hàng ngày để đựng thực phẩm, hàng hoá, nhất là tại các chợ truyền thống, siêu thị… Vấn đề đặt ra là nếu không nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người sử dụng thì “thảm hoạ” từ ô nhiễm túi ni lông, nhựa là không xa.
Nhận diện "bộ mặt xấu" của túi ni lông
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm có khoảng 500 tỷ sản phẩm nhựa như túi ni lông, chai, đồ hộp… được tiêu thụ trên thế giới, khối lượng trên đủ để trải quanh trái đất bốn lần.
Phải thẳng thắn nhìn nhận, các sản phẩm nhựa như chai, cốc, xô, chậu, hộp, túi ni lông… rất tiện lợi, dễ sử dụng. Lâu nay thay vì xách làn đi chợ thì các bà, các chị chỉ cần đi tay không cũng có hàng hoá, thực phẩm mang về. Không cần phải mua đến con cá, cân thịt mà kể cả quả chanh, quả ớt, người bán hàng cũng sẽ đựng trong vài chiếc túi ni lông.
Rồi không chỉ đựng hàng hoá, thực phẩm nguội mà ngay cả đồ chế biến nóng hôi hổi cho trẻ nhỏ như cháo dinh dưỡng cũng…trong cốc, túi ni lông. Giá thành túi ni lông cũng khá rẻ, chỉ từ 20-40.000 đồng/kg, tuỳ từng chất liệu, cỡ to-nhỏ. Cũng qua khảo sát, trung bình mỗi gia đình Việt Nam sử dụng từ 5-7 túi ni lông/ngày và lượng túi ni lông thải ra môi trường cũng ngày càng tăng.
Qua trao đổi với các chuyên gia môi trường thì túi ni lông gây tác hại ngay từ khâu sản xuất, bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, khí đốt và các chất phụ gia như chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu, đây cũng là những chất cực kỳ có hại cho sức khoẻ của con người. Từ quá trình sản xuất ra túi ni lông sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân huỷ trong sinh hoạt đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tai Kế hoạch số 9273/KH-UBND ngày 27-11-2014 đã chỉ rõ: Ni lông là một trong những polyme phổ biến nhất được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên và cũng chính đặc tính khó phân huỷ này khiến cho túi ni lông trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với môi trường. Theo nghiên cứu, túi ni lông phải mất hàng trăm năm mới có thể phân huỷ hết nhưng hiện nay hàng triệu túi ni lông vẫn được sử dụng hàng ngày.
Sự tồn tại của túi ni lông trong môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước bởi túi ni lông vùi trong đất sẽ cản ô xy đi qua đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng. Đất bạc màu, không tơi xốp, kém dinh dưỡng sẽ khiến cho cây trồng chậm tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ con người.
Còn khi xử lý rác thải là túi ni lông bằng phương pháp đốt thì sẽ phát thải khí có chất độc đioxin và fura gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá, gây dị tật tại trẻ nhỏ và là mầm mống của bệnh ung thu. Đối với những loại túi ni lông có sử dụng phụ gia lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất thì khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi và hệ hô hấp của con người.
Chưa hết, túi ni lông kẹt sâu trong cống rãnh, kênh mương, ao hồ còn gây ứ đọng nước thải, ngập úng, tạo thành các ổ vi khuẩn gây bệnh, nhất là về đường tiêu hoá. Cũng từ lâu, các nhà nghiên cứu về môi trường gọi ô nhiễm từ chất thải túi ni lông là “ô nhiễm trắng” và để hạn chế nguy cơ ô nhiễm trắng, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã tăng cường công tác quản lý, kiểm soát trong sử dụng cũng như xử lý chất thải là túi ni lông thông qua các văn bản pháp lý ban hành, các cuộc vận động nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông.
Tại Hải Phòng, qua khảo sát, thống kê năm 2013 số lượng túi ni lông khó phân huỷ sử dụng tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại là 431.689 kg; túi thân thiện với môi trường như túi giấy, túi sinh thái…là 21.886kg, chiếm tỷ lệ 5%. Đến năm 2017, mức sử dụng túi ni lông khó phân huỷ là 656.390kg; túi thân thiện môi trường là 96.902kg, chiếm tỷ lệ 15%, như vậy đã tăng 10% sau 4 năm nỗ lực tuyên truyền, vận động.
Đến nay, hầu hết các siêu thị lớn, nhà bánh lớn trên địa bàn thành phố đã chuyển sang sử dụng túi thân thiện môi trường như siêu thị Coopmart sử dụng 18.000kg/năm; Intimex 2.000kg/năm; Mediamart 450kg/năm; nhà bánh Đông Phương 3.000kg/năm; Thanh Lịch 1.000kg/năm; Kim Thanh 3.000kg/năm…
Tuy vậy, theo lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường thành phố thì cuộc chiến với ô nhiễm trắng cũng còn nhiều khó khăn, bởi ý thức tự giác của cả người sử dụng và nhà sản xuất túi ni lông khó phân huỷ còn chưa cao.
Được biết, nhận thức được hậu quả khôn lường đối với môi trường và sức khoẻ con người, nhiều quốc gia như Mỹ, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Anh, Trung Quốc, Nam Phi… đã dùng biện pháp mạnh là đánh thuế nặng đối với các cơ sở sản xuất túi ni lông. Song song là buộc người tiêu dùng phải trả tiền khi sử dụng túi ni lông khó phân huỷ, từ đó khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng loại thân thiện với môi trường.
Tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân huỷ tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% tại các chợ dân sinh và thu gom, tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân huỷ phát sinh trong sinh hoạt. Để đạt được mục tiêu trên cũng không ít gian nan.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm có khoảng 500 tỷ sản phẩm nhựa như túi ni lông, chai, đồ hộp… được tiêu thụ trên thế giới, khối lượng trên đủ để trải quanh trái đất bốn lần.
Phải thẳng thắn nhìn nhận, các sản phẩm nhựa như chai, cốc, xô, chậu, hộp, túi ni lông… rất tiện lợi, dễ sử dụng. Lâu nay thay vì xách làn đi chợ thì các bà, các chị chỉ cần đi tay không cũng có hàng hoá, thực phẩm mang về. Không cần phải mua đến con cá, cân thịt mà kể cả quả chanh, quả ớt, người bán hàng cũng sẽ đựng trong vài chiếc túi ni lông.
Rồi không chỉ đựng hàng hoá, thực phẩm nguội mà ngay cả đồ chế biến nóng hôi hổi cho trẻ nhỏ như cháo dinh dưỡng cũng… trong cốc, túi ni lông. Giá thành túi ni lông cũng khá rẻ, chỉ từ 20-40.000 đồng/kg, tuỳ từng chất liệu, cỡ to-nhỏ. Cũng qua khảo sát, trung bình mỗi gia đình Việt Nam sử dụng từ 5-7 túi ni lông/ngày và lượng túi ni lông thải ra môi trường cũng ngày càng tăng.
"Tẩy chay" túi ni lông
Qua trao đổi với các chuyên gia môi trường thì túi ni lông gây tác hại ngay từ khâu sản xuất, bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, khí đốt và các chất phụ gia như chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu, đây cũng là những chất cực kỳ có hại cho sức khoẻ của con người. Từ quá trình sản xuất ra túi ni lông sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thực hiện Đề án "Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân huỷ trong sinh hoạt đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng", tại Kế hoạch số 9273/KH-UBND ngày 27-11-2014 đã chỉ rõ: Ni lông là một trong những polyme phổ biến nhất được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên và cũng chính đặc tính khó phân huỷ này khiến cho túi ni lông trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với môi trường.
Theo nghiên cứu, túi ni lông phải mất hàng trăm năm mới có thể phân huỷ hết nhưng hiện nay hàng triệu túi ni lông vẫn được sử dụng hàng ngày. Sự tồn tại của túi ni lông trong môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước bởi túi ni lông vùi trong đất sẽ cản ô xy đi qua đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng.
Đất bạc màu, không tơi xốp, kém dinh dưỡng sẽ khiến cho cây trồng chậm tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ con người.
Còn khi xử lý rác thải là túi ni lông bằng phương pháp đốt thì sẽ phát thải khí có chất độc đioxin và fura gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá, gây dị tật tại trẻ nhỏ và là mầm mống của bệnh ung thu. Đối với những loại túi ni lông có sử dụng phụ gia lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất thì khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi và hệ hô hấp của con người.
Chưa hết, túi ni lông kẹt sâu trong cống rãnh, kênh mương, ao hồ còn gây ứ đọng nước thải, ngập úng, tạo thành các ổ vi khuẩn gây bệnh, nhất là về đường tiêu hoá. Cũng từ lâu, các nhà nghiên cứu về môi trường gọi ô nhiễm từ chất thải túi ni lông là “ô nhiễm trắng” và để hạn chế nguy cơ ô nhiễm trắng, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã tăng cường công tác quản lý, kiểm soát trong sử dụng cũng như xử lý chất thải là túi ni lông thông qua các văn bản pháp lý ban hành, các cuộc vận động nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông.
Tại Hải Phòng, qua khảo sát, thống kê năm 2013 số lượng túi ni lông khó phân huỷ sử dụng tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại là 431.689 kg; túi thân thiện với môi trường như túi giấy, túi sinh thái…là 21.886kg, chiếm tỷ lệ 5%. Đến năm 2017, mức sử dụng túi ni lông khó phân huỷ là 656.390kg; túi thân thiện môi trường là 96.902kg, chiếm tỷ lệ 15%, như vậy đã tăng 10% sau 4 năm nỗ lực tuyên truyền, vận động.
Đến nay, hầu hết các siêu thị lớn, nhà bánh lớn trên địa bàn thành phố đã chuyển sang sử dụng túi thân thiện môi trường như siêu thị Coopmart sử dụng 18.000kg/năm; Intimex 2.000kg/năm; Mediamart 450kg/năm; nhà bánh Đông Phương 3.000kg/năm; Thanh Lịch 1.000kg/năm; Kim Thanh 3.000kg/năm…
Tuy vậy, theo lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường thành phố thì cuộc chiến với ô nhiễm trắng cũng còn nhiều khó khăn, bởi ý thức tự giác của cả người sử dụng và nhà sản xuất túi ni lông khó phân huỷ còn chưa cao. Được biết, nhận thức được hậu quả khôn lường đối với môi trường và sức khoẻ con người, nhiều quốc gia như Mỹ, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Anh, Trung Quốc, Nam Phi… đã dùng biện pháp mạnh là đánh thuế nặng đối với các cơ sở sản xuất túi ni lông.
Song song là buộc người tiêu dùng phải trả tiền khi sử dụng túi ni lông khó phân huỷ, từ đó khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng loại thân thiện với môi trường.
Tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân huỷ tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% tại các chợ dân sinh và thu gom, tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân huỷ phát sinh trong sinh hoạt. Để đạt được mục tiêu trên cũng không ít gian nan.
Kim Oanh
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão