Tầm soát sớm, “nhẹ gánh” nỗi lo ung thư

09:20 12/11/2018

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 50.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Đa số bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, nên tỷ lệ tử vong rất cao. Do nhiều người vì ngại khám mà đã bỏ qua cơ hội vàng để phát hiện sớm nguy cơ ung thư- yếu tố quan trọng để điều trị bệnh thành công.

Điểm mặt các tác nhân gây ung thư

Ung thư là một trong những bệnh lý nguy hiểm và trở thành nỗi ám ảnh của mọi gia đình, khi bệnh nhân nhập viện điều trị và tử vong do ung thư đang có xu hướng tăng lên tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Theo bác sỹ Vũ Thị Thu Hà, Phòng khám đa khoa Hải Phòng, thì có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư, bởi các nhà khoa học đã chỉ ra 5-10% ung thư là do di truyền, 90-95% được gây ra bởi yếu tố môi trường. Các bệnh ung thư có tính di truyền cao là ung thư: ruột, vú, thận, tụy, tuyến tiền liệt. Các yếu tố liên quan đến môi trường sống bao gồm: hút thuốc lá trực tiếp phá hủy phổi đồng thời làm tăng nguy cơ mắc 13 bệnh ưng thư như thanh quản, thực quản, gan…

Người dân đến Phòng khám đa khoa Hải Phòng (33 Kỳ Đồng) làm xét nghệm tầm soát ung thư

Một nguyên nhân nữa làm tăng nguy cơ ung thư là thực phẩm bẩn, có thể gây ra ung thư dạ dày, thực quản, gan, vòm hong, đại trực tràng. Đó là những loại thực phẩm có xuất xứ không rõ ràng, sử dụng phẩm màu hóa học, chất kích thích, tăng trọng. Việc sử dụng những loại thực phẩm này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ô nhiễm môi trường, nguồn nước cũng là tác nhân gia tăng bệnh nhân ung thư…

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như: tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật, thịt đỏ (bò, lợn, cừu), ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Thực phẩm chứa nhiều muối nitrat, nitrit và nitrosamine có trong thịt xông khói, dưa muối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ít vận động cũng là nguyên nhân của bệnh. Cơ thể không luyện tập thường xuyên, kết hợp với việc ăn uống không lành mạnh dẫn đến béo phì. Lúc này, nồng độ estrogen tiết ra cao hơn bình thường, dễ kích hoạt ung thư, nhất là ung thư vú…

Tầm soát – cơ hội vàng phát hiện sớm ung thư

Đó là trường hợp của bệnh nhân Hoàng Thị T. sinh 1962, ở xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng đã từng điều trị tại Trung tâm Ung bướu BV Việt Tiệp, vừa tử vong do căn bệnh ung thư phổi. Theo người nhà bệnh T. cho biết, bà T. nghiện thuốc lào có thâm niên. Thời gian gần đây, bà T. có biểu hiện ho khan, tức ngực, khó thở.

Cho rằng bị viêm họng qua loa, bà T. ra hiệu thuốc ở gần nhà mua vài liều kháng sinh uống nhưng bệnh không thuyên giảm. Khi gia đình đưa bà T. đi cấp cứu tại BV Việt Tiệp, thì phát hiện bà T. bị ung thư phổi giai đoạn cuối, khối u đã xâm lấn rộng, gây tràn dịch màng phổi. Mặc dù chi phí điều trị quá lớn, nhưng bà T. đã qua đời sau hơn 1 tháng điều trị.

Trường hợp của bà Trần Thị M. sinh 1958, ở phường Ngọc Sơn, Kiến An, bị đau bụng, rong kinh nhiều ngày. Bà đến phòng khám tư để siêu âm, cho kết quả u xơ cổ tử cung. Sau vài tháng điều trị, bệnh tình ngày càng nặng, gia đình đã đưa bà đến BV Bạch Mai thăm khám, thì nhận kết quả ung thư cổ tử cung giai đoạn 3. Sau hơn 2 năm chiến đấu với tử thần, tài sản gia đình khánh kiệt nhưng bà M. đã không qua khỏi.

Theo một bác sĩ Phòng khám đa khoa Hải Phòng (Số 33 Kỳ Đồng), thì có đến 80% bệnh nhân ung thư đến khám phát hiện ở giai đoạn muộn; 1/3 bệnh ung thư là hoàn toàn phòng tránh được, 1/3 bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay, việc điều trị ung thư vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào phát hiện ở giai đoạn nào.

Bệnh ung thư là bệnh mãn tính, bệnh phát triển trong giai đoạn lâu dài mà chúng ta không phát hiện ra. Chúng ta chỉ phát hiện khi bệnh đã có các triệu chứng. Để phát hiện được ung thư sớm giúp việc điều trị tốt, bệnh nhân nên có thói quen đi kiểm tra bệnh sớm để phát hiện bệnh sớm, chính xác, cơ hội điều trị thành công cao hơn.

Theo bác sỹ Vũ Thị Thu Hà, Phòng khám đa khoa Hải Phòng (Số 33 Kỳ Đồng), cho biết: “Cơ hội chữa lành các bệnh ung thư càng cao khi bệnh được chẩn đoán, phát hiện sớm nguy cơ ung thư, trước khi nó phát triển và lây lan ra các phần khác của cơ thể. Tầm soát ung thư là thực hiện những xét nghiệm trên những người khỏe mạnh, chưa có triệu chứng của bệnh.

Tầm soát ung thư toàn thân là phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm hầu hết các khối u trên cơ thể ở các cơ quan như: thực quản, dạ dày, đại tràng, vòm họng, vú, cổ tử cung, buồng trứng, tuyến giáp, phổi, gan… Thông qua những xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi bệnh còn khả năng điều trị triệt để.

Ung thư không phải là bản án tử hình như nhiều người vẫn nghĩ. Bệnh có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính bởi vậy, tầm soát ung thư là cách tốt nhất giúp phòng và phát hiện sớm ung thư, tăng cơ hội điều trị cũng như cơ hội sống của người bệnh. Sở dĩ nói tầm soát ung thư có thể phòng bệnh ung thư là do tầm soát có thể phát hiện được những bất thường trên cơ thể có thể tiến triển thành ung thư sau này như polyp, loạn sản cổ tử cung...

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu hoàn toàn mới từ những nước có nền y học phát triển nhất thế giới như: Mỹ, Đức, gồm các máy: Cobas e411 (máy miễn dịch tự động) và Cobas c311 (máy sinh hóa tự động), cùng đội ngũ bác sỹ có chuyên môn vững vàng, Phòng khám đa khoa Hải Phòng (Số 33 Kỳ Đồng) hiện đang là địa chỉ tin cây của người dân Hải Phòng, trong việc tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ ung thư.

Với các gói xét nghiệm, chi phí thấp, tầm soát phát hiện ra ung thư ở những người chưa có triệu chứng của bệnh, những giai đoạn này có thể điều trị triệt để.

Cobas e411 (máy miễn dịch tự động) của Phòng khám đa khoa Hải Phòng (Số 33 Kỳ Đồng)

Tầm soát ung thư toàn thân là việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện toàn bộ ung thư trên cơ thể như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, cổ tử cung (nữ)...

Theo chia sẻ của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hải Phòng (Số 33 Kỳ Đồng), thì khám tầm soát ung thư toàn thân tại phòng khám bao gồm: Khám lâm sàng với bác sĩ Ung bướu. Đây là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư. Quá trình khám lâm sàng giúp bác sĩ tìm kiếm hạch bất thường, khối u trên cơ thể đặc biệt là ở vùng cổ, bụng...

Khám lâm sàng cũng giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, tìm hiểu tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, đánh giá nguy cơ bệnh... Đối với nữ giới, gói tầm soát ung thư nâng cao có thêm danh mục khám chuyên khoa phụ sản nhằm phát hiện sớm một số bệnh lý phụ khoa. Khám lâm sàng là bước đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư toàn thân.

Bước tiếp theo là xét nghiệm máu: đây là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư có giá trị nếu biết cách áp dụng. Một số chất chỉ điểm ung thư có giá trị thường được sử dụng bao gồm CA 125 (ung thư buồng trứng sớm), CA 15 - 3 (ung thư vú sớm), PSA (ung thư tuyến tiền liệt), AFP (ung thư gan sớm), CEA (ung thư đại trực tràng)...

Xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân: sàng lọc ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng. Đối với nữ giới, có thêm xét nghiệm sinh hóa: PAP, HPV là những xét nghiệm giúp phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung - loạn sản. 

Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng có thể cho thấy hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trong cơ thể, hình ảnh khối u, kích thước khối u, và vị trí di căn. Một số phương pháp thường được chỉ định bao gồm: Chụp X-quang tuyến vú là lựa chọn đầu tiên để xác định ung thư vú ở nữ.

Siêu âm ổ bụng: được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán ung thư nguyên phát, sự xâm lấn của u nguyên phát sang các cơ quan lân cận và phát hiện di căn xa như: ung thư gan, thận, buồng trứng.  Siêu âm tuyến giáp: phát hiện sớm ung thư và bệnh lý tuyến giáp. Chụp CT lồng ngực – ổ bụng – tiểu khung: làm nổi bật các khối u nguyên phát và cả các ổ di căn với khả năng phát hiện các khối u, bao gồm cả u nguyên phát và thứ phát với kích thước nhỏ

Ngoài ra, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, trực tràng… cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, ung thư trong cơ thể. Trong quá trình nội soi, nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể làm thủ tục sinh thiết đồng thời.

Sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để kết luận về ung thư. Sinh thiết là thủ tục trong đó các bác sĩ loại bỏ một mẫu mô sau đó quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh…

 

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích