Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm

10:26 09/02/2020

Theo thông tin của tổ chức Thú y thế giới (OE), từ đầu tháng 1/2020 đến nay đã xuất hiện nhiều ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8, A/H5N2, A/H5N5 tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt ngày 1-2-2020 phát hiện ổ dịch Cúm A/H5N1 tại Trung Quốc, nguy cơ lây lan xâm nhập vào nước ta.

Theo Bộ NN&PTNT, tại Việt Nam năm 2019 dịch Cúm gia cầm xảy ra tại 24 tỉnh, thành phố; trên 133 nghìn con gia cầm buộc phải tiêu hủy; tháng 1-2020 đã xảy ra ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 tại tỉnh Quảng Ninh, dịch chưa qua 30 ngày. Kết quả giám sát sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm tại 26 tỉnh, thành phố phát hiện 1,19% mẫu dương tính vi rút Cúm gia cầm A/H5N1, 1,82% mẫu dương tính vi rút Cúm A/H5N6. Mặt khác, hiện nay tổng đàn gia cầm chăn nuôi tăng, trong khi điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi và nhu cầu vận chuyển, giết mổ gia cầm tăng cao, một số địa phương có tỷ lệ tiêm phòng Cúm gia cầm thấp… nguy cơ dịch bệnh xuất hiện, lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới Corona gây ra.

Để chủ động phòng, chống bệnh Cúm gia cầm xâm nhập, lây lan gây tác hại trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TP vừa ban hành Công điện khẩn số 01/CĐ-CT ngày 7-2-2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm. Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận, các sở, ban, ngành thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật thành phố tiếp tục thực hiện Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 28-6-2019 của UBND TP về việc phê duyệt “Kế hoạch phòng, chống dịch Cúm gia cầm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 – 2025”; Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 25-11-2019 của UBND TP về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn thành phố. Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc, khẩn trương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm đồng bộ, hiệu quả. Cụ thể:

Sở NN&PNT tổ chức triển khai kế hoạch phòng chống dịch động vật năm 2020 trên địa bàn thành phố, đặc biệt tập trung tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Phối hợp chặt chẽ cùng Sở Y tế, Sở Công thương, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, quận thực Quyết định SỐ 453 của UBND TP về ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người. Chủ trì kết hợp cùng các thành viên BCĐ Phòng chống dịch thành phố kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phát hiện, xử lý ổ dịch đúng quy trình theo quy định. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi & Thú y tổ chức cung ứng hóa chất khử trùng tiêu độc, vắc xin tiêm phòng cúm gia cầm, vật tư phòng chống dịch cho các địa phương đáp ứng kịp thời tiến độ triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường”; kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm. Phối hợp cùng BCĐ phòng chống dịch các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, kịp thời bao vây, dập tắt không để dịch lây lan rộng....; thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm. Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh từ động vật sang người...

Cục Quản lý thị trường, CATP bố trí cán bộ quản lý thị trường, CSGT tăng cường lực lượng liên ngành tại các Trạm kiểm dịch động vật cố định Cầu Đá Bạc – Thủy Nguyên; thường trực 24/24h kiểm soát chặt chẽ, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm mắc bệnh, xuất phát từ địa phương có dịch, nhập lậu không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y/ Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố nơi xuất phát...

UBND các huyện, quận, xã, phường, thị trấn kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo chính quyền cơ sở, các ban, ngành thành viên BCĐ tổ chức giám sát dịch đến tận hộ, cơ sơ chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ gia cầm, cơ sở ấp trứng, chợ buôn bán gia cầm sống, sản phẩm gia cầm... Chuẩn bị nhân vật lực kịp thời ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Tuyên truyền cho người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học...

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích