Trồng sen – Hướng đi mới cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

11:09 05/11/2021

Luôn nung nấu trong mình khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính đồng đất quê hương, bằng ý chí, nghị lực và tinh thần dám nghĩ, dám làm, không ngại đổi mới, anh Lê Chấp Phương (sinh năm 1979), ở phường Phù Liễn (Kiến An) đã gặt hái được “trái ngọt” từ mô hình trồng sen, phát triển kinh tế gia đình và có đóng góp quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Anh Phương ngày ngày gắn bó với đầm sen

Vốn là con nhà nông, gia cảnh nghèo khó, bao năm qua, anh Phương luôn nuôi chí phấn đấu thoát nghèo. Trước nhịp sống hiện đại và sự tác động mạnh mẽ của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn, anh Phương dần đúc rút ra được chân lý: muốn thoát nghèo không có cách nào khác là phải đổi mới, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vậy là, trong một chuyến đi trải nghiệm cùng các bạn tại đầm sen ở miền Trung, anh nhận thấy: sen là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng thích nghi cao với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, phát triển tốt trên các diện tích đất sâu trũng có nước quanh năm, lại không tốn công chăm sóc, ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài việc trồng sen để làm dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, chụp ảnh, anh Phương thấy người ta còn thu hoa sen (hạt sen, ngó sen, củ sen) để bán. Tất cả các bộ phận của cây sen đều cho thu hoạch ra tiền, lại dễ tiêu thụ. 

Căn cứ vào thực tế, ở Hải Phòng chưa có nhiều người trồng, khai thác giá trị kinh tế từ cây sen nên anh Phương đã quyết tâm tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc sen để phát triển kinh tế, làm giàu từ loài cây này trên quê hương mình.

Mô hình trồng sen của gia đình anh Lê Chấp Phương

Theo đó, năm 2004, anh quyết định về Tiên Lãng, Vĩnh Bảo tìm thuê đất trồng sen. Đến năm 2018, trên địa bàn phường Phù Liễn tình trạng người dân bỏ ruộng nhiều, tranh thủ thời cơ, anh Phương quay trở lại địa phương thuê đất sâu trũng, cấy lúa bấp bênh cho năng suất thấp của người dân để trồng sen. Trong suốt quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng mới, nhờ được sự hỗ trợ, tư vấn tận tình của cán bộ khuyến nông, anh Phương càng vững tâm sản xuất, không ngừng mở rộng diện tích trồng sen.

Đến nay, gia đình anh đã trồng tổng cộng gần 8ha sen, tạo việc làm cho 8 lao động, với mức thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Theo anh chia sẻ, thì những năm đầu bắt tay vào nghề trồng sen, anh chỉ dám trồng giống sen Việt Nam. Giống này có ưu điểm là ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam nhưng có nhược điểm là cho năng suất thấp, không trồng được quanh năm. Vì vậy, trong quá trình vừa trồng, vừa rút kinh nghiệm, anh Phương không ngừng tìm hiểu, lựa chọn, thay đổi các giống sen khác nhau để mang lại năng suất cao lại có thể trồng, thu hoạch quanh năm.

Sau bao nhiêu năm kiên trì, vừa học hỏi, vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm và lần mò, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm với không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng nghị lực, lòng quyết tâm của mình, anh Phương đã từng bước tiến tới thành công với mô hình trồng sen.

Mô hình trồng sen của gia đình anh Lê Chấp Phương

Hiện, gia đình anh đang trồng là loại sen chuyên cho thu củ. Loài sen này, sau 5 tháng trồng sẽ cho thu hoạch. Mỗi ngày anh thu được 300 – 400kg củ sen, bán cho thương lái với giá trung bình 30.000 đồng/kg, năng suất trung bình 10 tấn củ/ha. Ngoài việc thu củ sen bán cho thương lái, vào thời điểm giáp Tết Âm lịch hàng năm, gia đình anh tập trung nhân lực để làm mứt sen bán Tết. Làm mứt sen đến đâu có thương lái thu mua đến đấy. Do sao mứt bằng phương pháp thủ công nên một ngày gia đình anh chỉ sao được 200 – 300kg. Khoảng gần 1 tháng giáp Tết hằng năm, gia đình anh Phương làm được 4 – 5 tấn mứt sen cung cấp cho những khách đặt hàng trước trong khi nhu cầu của thị trường còn rất lớn.

Mô hình trồng sen lấy củ của gia đình anh Lê Chấp Phương phát triển ngày càng ổn định, tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Mô hình được đánh giá là mô hình mới, cách làm độc đáo, hiệu quả lần đầu tiên được áp dụng vào sản xuất tại địa phương, đang góp phần tạo ra hướng đi mới, làm thay đổi nhận thức, phương cách sản xuất của nhiều nông dân, cần được nhân rộng trên các diện tích đất trũng thấp, cấy lúa kém năng suất của địa phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng…

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông