Uống nước nhiễm chì trong thời gian dài sẽ bị phá hủy dần tủy xương

23:26 02/06/2016

Thông tin về một số loại nước giải khát có hàm lượng chì vượt ngưỡng trong thời gian gần đây khiến dư luận hoang mang lo lắng. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, nếu uống phải nước nhiễm chì vượt ngưỡng trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị tích tụ chì, rất nguy hiểm.
 
Thông tin về một số loại nước giải khát có hàm lượng chì vượt ngưỡng trong thời gian gần đây khiến dư luận hoang mang lo lắng. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, nếu uống phải nước nhiễm chì vượt ngưỡng trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị tích tụ chì, rất nguy hiểm.
Khám, điều trị cho bệnh nhi bị nhiễm độc chì tại Bệnh viện Bạch Mai
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hoá học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho biết, chì là kim loại nặng được liệt vào mức độc mạnh, vì chì có khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể con người. Có thể bình thường sử dụng nước, thức ăn, thực phẩm có lượng chì nhỏ thì không có tác động ngay lập tức, nhưng nếu để chì tích lũy dần trong cơ thể sẽ gây phá hủy dần tủy xương – bộ phận sản xuất ra hồng cầu.
 
 
Khi bị nhiễm độc chì mãn, sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, sốt chiều, ảnh hưởng thần kinh…
 
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, trong tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của Việt Nam có những quy định về hàm lượng chì trong nước ăn, uống. Nếu hàm lượng chì trong các sản phẩm thực phẩm thấp hơn mức quy định thì không ảnh hưởng. Nếu cao hơn, chắc chắn sẽ có tích lũy chì trong cơ thể người uống.
 
Theo ThS.BS Lê Quang Thuận – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chì đặc biệt độc với hệ thần kinh của trẻ em, gây chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển thể chất. Nồng độ chì máu càng cao thì càng ảnh hưởng xấu tới phát triển trí tuệ của trẻ. Đáng lo ngại là phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và xét nghiệm.
 
Khi đã biểu hiện rõ, trẻ sẽ có dấu hiệu thần kinh như: hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần.
 
Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.
 
Ở người lớn, nhiễm độc chì sẽ gây ra tình trạng  xấu cho thần kinh trung ương, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, thiếu máu, giảm tình dục, giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai…
 
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nếu uống phải nước chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng công bố ở mức thấp thì trong thời gian ngắn có thể không gây ngay triệu chứng nhiễm độc chì, nhưng nếu uống thời gian dài, hàng năm trời có thể có sự tích tụ chì trong cơ thể. Do đó, những người liên tục, dài ngày cũng uống phải nước nhiễm chì thì nên đi kiểm tra, xét nghiệm.
 
Theo Duy Tiến/An ninh thủ đô
 


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông