Chuyện thời cuộc: Văn hoá chối từ

14:15 21/08/2017

Gần 240 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 11,3 tỷ USD là con số thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố trong công cuộc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các tập đoàn, thương hiệu mang tầm quốc tế “định cư” tại Hải Phòng thời gian qua.

Song, bên cạnh đó, theo ông Đỗ Trung Thoại - Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, quán triệt phương châm “không đánh đổi phát triển công nghiệp bằng mọi giá”, thời gian qua, thành phố cũng đã mạnh dạn từ chối hai dự án lớn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Đó là dự án hoạt động trên lĩnh vực dệt nhuộm và sản xuất phân bón.

Được biết, chủ đầu tư của hai dự án cũng đã tiến hành khảo sát tại một số địa phương khác và cũng thuyết phục Hải Phòng chấp thuận cho triển khai dự án. Song, lãnh đạo thành phố đã kiên quyết… từ chối.

Từ thực tế trên cho thấy, phát triển thành phố là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng môi trường sống an lành, an toàn của hàng triệu người dân và hàng nghìn doanh nghiệp khác.

Thành ngữ Việt Nam có câu “Mất lòng trước, được lòng sau” với ý nghĩa: Cứ thẳng thắn ngay từ đầu, dù khiến phía đối tác khó chịu, không hài lòng nhưng vẫn còn hơn để lôi thôi, rầy rà sau này, rồi mất cả tình nghĩa.

Hải Phòng đã và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mà bằng chứng là việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư đầu tiên và duy nhất trên toàn quốc để sát cánh cùng các doanh nghiệp. Song, việc kiên quyết chối từ những dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao cũng là cần thiết, thể hiện rõ quan điểm “không đánh đổi môi trường để phát triển”.

Kim Oanh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông