10 người Nhật cắm cờ trên đảo Senkaku

14:59 20/08/2012

Hôm qua, đội tàu Nhật Bản chở 150 công dân và nghị sĩ nước này đã tới quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Động thái này tiếp tục làm dấy lên căng thẳng giữa Tokyo với Bắc Kinh.
Hôm qua, đội tàu Nhật Bản chở 150 công dân và nghị sĩ nước này đã tới quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Động thái này tiếp tục làm dấy lên căng thẳng giữa Tokyo với Bắc Kinh.

Các nhà hoạt động cắm cờ Nhật trên đảo Uotsuri, quần đảo Senkaku
Các nhà hoạt động cắm cờ Nhật trên đảo Uotsuri, quần đảo Senkaku

Vụ việc trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi Tokyo trục xuất 14 nhà hoạt động của Trung Quốc đặt chân lên đảo Senkaku. Đội tàu 20 chiếc khởi hành đến quần đảo Senkaku vào tối 18-8 từ Ishigaki, bờ biển tây nam Nhật Bản. Đội tàu đến quần đảo Senkaku vào sáng sớm 19-8. Khoảng 10 nhà hoạt động và chính trị gia đã bước lên đảo Uotsuri, cắm quốc kỳ và hát quốc ca Nhật Bản. Một tàu tuần duyên Nhật Bản đã bắc loa, kêu gọi các nhà hoạt động “Không neo đậu. Hãy rời khỏi đảo”. Đến giữa trưa, tất cả các nhà hoạt động đã quay trở lại tàu và quay về cảng Ishigaki ở miền tây nam. Họ đã ở quần đảo Senkaku trong khoảng 5 tiếng.

Một trong những người đặt chân lên đảo có nghị sĩ từ thành phố Tokyo, ông Eiji Kosaka. Ông nói: “Quần đảo này chắc chắn là lãnh thổ Nhật Bản. Từ ngọn núi trên đảo, chúng tôi trông thấy các ngôi nhà phong cách Nhật Bản”. Ông Kosaka cũng cho biết những người tham gia phải lên đảo dù chính phủ Nhật Bản không ủng hộ hoạt động của đoàn. Ông nói: “Chúng tôi muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc”. Trước chuyến đi, ông Kenichi Kojima, một chính trị gia địa phương từ Kanagawa, cũng tuyên bố: “Tôi muốn cho cộng đồng quốc tế biết rằng nhóm đảo này là của chúng tôi. Tương lai của Nhật Bản đang bị đe dọa”.

Ngày 18-8, Trung Quốc đã trao công hàm cho Nhật Bản để phản đối chuyến thăm này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết nước này hối thúc Nhật Bản ngay lập tức dừng hành động nhằm “phá hoại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”. Cùng ngày, người đứng đầu phụ trách chính sách của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) Seiji Maehara nói với báo giới rằng nước này cần củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển để bảo vệ các quần đảo tranh chấp. Ông Maehara cho biết chính phủ và các đảng cầm quyền sẽ thảo luận về cách tăng cường hỗ trợ cho lực lượng này.

Quan hệ Trung - Nhật trở nên căng thẳng kể từ khi thống đốc Tokyo đề xuất chính quyền thành phố mua lại quần đảo từ sở hữu của gia tộc Kurihara, những người đang muốn bán Senkaku. Hiện giờ người anh cả của gia đình Kurihara, ông Kunioki, 70 tuổi, có quyền sở hữu hợp pháp với các đảo Uotsurijima,  Kitakojima và Minamikojima, được chính quyền thuê lại với giá 25 triệu yen (300.000 USD) mỗi năm. Đảo thứ tư thuộc một người em gái của ông Kunioki và được Bộ quốc phòng Nhật thuê với giá không tiết lộ.

Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố Sensaku là lãnh thổ của mình, dù trên thực tế Tokyo đang nắm quyền kiểm soát. Bắc Kinh nói họ đã là chủ đảo từ năm thế kỷ trước, còn Nhật Bản đưa ra bằng chứng thực tế hơn với việc các lái buôn từ Kyushu đã lên đảo, khi đó chưa có người ở và chưa được công bố chủ quyền, từ cuối thế kỷ 19.

Việt Anh (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông