4 nước sẵn sàng đối phó tên lửa Triều Tiên

17:16 30/03/2009

Ngay sau khi có tin "tên lửa đẩy Triều Tiên đã lên bệ phóng", quân độiNhật Bản đã triển khai ngay các biện pháp đối phó. Đây là lần đầu tiênNhật Bản sử dụng lá chắn tên lửa kể từ khi nước này bắt đầu xây dựng hệ thống trên vàonăm 2003. 
Ngay sau khi có tin "tên lửa đẩy Triều Tiên đã lên bệ phóng", quân độiNhật Bản đã triển khai ngay các biện pháp đối phó. Đây là lần đầu tiênNhật Bản sử dụng lá chắn tên lửa kể từ khi nước này bắt đầu xây dựng hệ thống trên vàonăm 2003. 

Hai tàu chiến Kongou và Choukai của Nhật Bản
Hai tàu chiến Kongou và Choukai của Nhật Bản

Ngày 28-3, Bộ Quốc phòng Nhật điều hai tàu chiến Kongou và Choukai trang bị hệ thống đánh chặn Standard Missile-3 từ căn cứ Sasebo tới vùng biển giữa Nhật và Triều Tiên. Tàu chiến thứ ba Aegis cũng có thể sẽ lên đường tới đây để làm nhiệm vụ. Trên đất liền, 4 đơn vị tên lửa Patriot đang được triển ở các quận Akita và Iwate cũng như xung quanh thủ đô Tokyo, trong đó có trụ sở Bộ Quốc phòng và khu gần Hoàng cung.

Hai đơn vị tên lửa Patriot khác, đang đóng tại căn cứ không quân Hamamatsu ở tỉnh Shizuoka, cũng sẽ được di chuyển tới khu vực đông bắc Nhật Bản, trong đó một đơn vị tới thành phố Akita và một tới quận Morrioka ở tỉnh Iwate. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ triển khai một số tên lửa đất đối không PAC-3 tới trung tâm thủ đô Tokyo và vùng biển phía bắc, nơi cũng sẽ được triển khai hai tàu khu trục mang tên lửa hạm đối không SM-3. 

Việc bố trí các phương tiện quân sự trên được tiến hành ngay sau khi chính phủ Nhật quyết định bắn hạ mọi tên lửa và xác tên lửa có khả năng đe dọa an ninh quốc gia.

Sáng qua 29-3, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết phần chóp của tên lửa Triều Tiên đã bị lộ. Bản tin dẫn nguồn (giấu tên) từ chính phủ Hàn Quốc cho biết: "Vệ tinh do thám đã phát hiện được phần trên của tên lửa đang đặt trên bệ phóng vì tấm vải phủ đã được tháo. Tuy nhiên, hiện chưa thể nói vật đã được lắp vào phần đầu của tên lửa là một vệ tinh hoặc một đầu đạn". Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về bản tin này.

Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng ráo riết triển khai các thiết bị quân sự để đối phó "kế hoạch phóng vệ tinh" của Bình Nhưỡng. Seoul đang triển khai hai tàu khu trục có trang bị hệ thống phòng thủ công nghệ Aegis để theo dõi vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Hai tàu khu trục của Mỹ là USS McCain và USS Chafee, được trang bị công nghệ Aegis để theo dõi và đánh chặn tên lửa, cũng đã rời cảng Sasebo, tây nam Nhật Bản để tới vị trí theo dõi. Hiện hải quân Mỹ vẫn còn tàu khu trục USS Curtis Wilbur đang neo đậu tại cảng Sasebo.

Phía Nga được cho là cũng không loại trừ khả năng bắn hạ tên lửa đẩy của Triều Tiên nếu nó bay qua không phận Kamchatka của nước này. Ngày 28-3, Giám đốc Trung tâm Dự báo quốc phòng Nga - ông Anatoly Syganov nêu rõ Bộ Quốc phòng Nga sẽ kích hoạt hệ thống cảnh báo mọi cuộc tấn công bằng tên lửa từ hướng Đông ngay trước khi Triều Tiên thực hiện vụ phóng vệ tinh. Ông cũng cho biết kể từ năm 2006, Bình Nhưỡng đã nhiều lần phóng tên lửa mà không thông báo trước cho phía Mátxcơva và một quả tên lửa từng rơi xuống gần cảng Nakhodka của Nga.

Tuy nhiên, chính phủ Nga đã bày tỏ lập trường với Mỹ rằng Mátxcơva sẽ không coi việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh là hành động vi phạm Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nga tuyên bố Nghị quyết 1718 chỉ nghiêm cấm các hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo, vì vậy hành động phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng không nằm trong phạm vi nghiêm cấm của nghị quyết trên. 

Lập trường này của Nga có thể sẽ gây tranh cãi do Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã khẳng định công nghệ phóng vệ tinh và tên lửa tầm xa cũng tương tự như nhau, vì vậy, hành động phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng hoàn toàn vi phạm nghị quyết của LHQ. Ba nước tuyên bố sẽ lập tức đưa vấn đề này ra HĐBA LHQ ngay khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa. 

Như vậy, tình hình "Triều Tiên sắp phóng vệ tinh" không chỉ làm nóng khu vực Đông Á mà còn gây sôi sục tại phòng họp HĐBA LHQ những ngày này.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích