ASEAN sẽ không bị đe dọa hạt nhân

15:22 02/07/2012

Các nguồn tin của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 29-6 chobiết: Mỹ và bốn cường quốc hạt nhân khác là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào bất cứ nước thành viên nào của ASEAN, theo nghị định thư dự kiến được ký kết vào tháng tới tại Campuchia.
Các nguồn tin của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 29-6 chobiết: Mỹ và bốn cường quốc hạt nhân khác là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào bất cứ nước thành viên nào của ASEAN, theo nghị định thư dự kiến được ký kết vào tháng tới tại Campuchia.

Diễu hành “ASEAN nói không với hạt nhân”
Diễu hành “ASEAN nói không với hạt nhân”

Nghị định thư Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có hạt nhân (SEANWFZ) được 10 nhà lãnh đạo ASEAN ký tại Bangkok (Thái Lan) ngày 15-12-1995, theo đó các nước ký kết đảm bảo không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại bất kỳ bên nào tham gia hiệp ước, và không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong SEANWFZ. Hiệp ước chính thức có hiệu lực kể từ ngày 28-3-1997. Kể từ đó đến nay, ASEAN không ngừng kêu gọi 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân có mặt trong Hội đồng bảo an LHQ (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc) tham gia ký kết SEANWFZ.

Quá trình đàm phán giữa ASEAN và 5 cường quốc hạt nhân nói trên đã trải qua nhiều lần tranh cãi, bất đồng và thậm chí cả bế tắc. Trung Quốc khẳng định sẵn sàng tham gia vào SEANWFZ, song bốn cường quốc hạt nhân có thời gian dài cho biết họ chưa thể ký văn bản này. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệp ước này bao trùm cả các thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế, vốn vẫn chưa được phân định rõ ràng trên Biển Đông và nó có thể ảnh hưởng tới việc tự do đi lại của các tàu chiến và tàu ngầm qua khu vực này, cũng như việc cập cảng của các tàu chiến có khả năng chở vũ khí hạt nhân.

Năm 2011, ASEAN và các cường quốc hạt nhân trên đã tiếp tục bàn về các biện pháp dỡ bỏ các rào cản liên quan tới sự tham gia của năm cường quốc vào SEANWFZ. Và kết quả là SEANWFZ dự kiến sẽ được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ký vào ngày 12-7 tới trong chuyến thăm Phnom Penh để tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) - hội nghị an ninh khu vực thường niên do ASEAN chủ trì. Ngoài Mỹ, các nhà ngoại giao Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp dự kiến cũng sẽ ký nghị định thư trên. Một khi các nước ký phê chuẩn các văn kiện, Mỹ và 4 cường quốc nói trên cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào bất cứ thành viên nào của ASEAN.

Hiệp ước SEANWFZ cũng quy định các nước thành viên ASEAN không được sản xuất, mua bán, thử nghiệm vũ khí hạt nhân cũng như không cho phép triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Như vậy, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực phi hạt nhân đầu tiên của châu Á, mục tiêu chiến lược chủ chốt mà các nước thành viên ASEAN theo đuổi từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông