Bất ổn an ninh lương thực tại châu Á

15:39 28/04/2010

Tổ chức Lương Nông của LHQ (FAO) ngày 26-4 cảnh báo tình trạng bất ổn vềan ninh lương thực đang gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi tập trung khoảng 60% trong số hơn 1 tỷ người nghèo đói trên thế giới.
Tổ chức Lương Nông của LHQ (FAO) ngày 26-4 cảnh báo tình trạng bất ổn vềan ninh lương thực đang gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi tập trung khoảng 60% trong số hơn 1 tỷ người nghèo đói trên thế giới.

Cảnh báo trên được đưa ra trong Bản tuyên bố công bố trong ngày khai mạc Kỳ họp thứ 23 của Ủy ban châu Á - Thái Bình Dương về thống kê nông nghiệp (APCAS), diễn ra tại thành phố Siem Reap, miền Bắc Campuchia, quy tụ quan chức 17 nước khu vực và các chuyên gia FAO. Văn kiện nhấn mạnh trong năm ngoái, có tới gần 18% dân số tại các nước châu Á - Thái Bình Dương bị thiếu dinh dưỡng, tăng 2% so với năm 2006. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này tăng kể từ khi các nước phát động cuộc Cách mạng Xanh hồi những năm 1960 của thế kỷ trước. Tỷ lệ nghèo đói tại các nước trong khu vực cũng gia tăng.

FAO cũng cho biết, tình trạng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trong đến an ninh lương thực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự kết hợp từ hai thảm họa thiên nhiên là hạn hán và lũ lụt sẽ làm phát sinh những bất lợi như căng thẳng về nguồn nước tưới, sâu bệnh bùng phát, chất lượng hạt giống và cây giống kém, đất đai bị xói mòn, cũng như mất đi độ màu mỡ của đất. Những diễn biến khác như nhiệt độ nước biển tăng, hiện tượng xâm thực, muối hóa và ăn mòn những khu vực ven biển, sẽ làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng hưởng đến nghề khai thác hải sản, đe dọa an ninh lương thực của địa phương.

Đây không phải lần đầu tiên FAO đưa ra cảnh báo về an ninh lương thực tại châu Á. Hồi giữa năm ngoái, FAO đưa ra ước tính rằng châu Á sẽ có thêm 1,5 tỷ dân trước năm 2050. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu lương thực cho tất cả người dân sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, các chính phủ rất khó mở rộng diện tích đất canh tác. Điều đó có nghĩa nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á sẽ phải nhập khẩu gạo, ngô và lúa mì từ châu lục khác. Trong khi đó, giá ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng lên do tình trạng không ổn định trên cácthị trườnglương thực quốc tế.

Ông Colin Chartres,tổng giám đốc Viện quản lý nước nước quốc tế (IWMI) cho hay việc thiếu hụt nguồn nước là một trong những yếu tố đe doạ an ninh lương thực. Ông nhấn mạnh: “Nhu cầu lương thực củachâu Ásẽ tăng gấp đôi trước năm 2050. Nếu nhập khẩu quá nhiều lương thực sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển". Theo Chartres, cách duy nhất để thay đổi viễn cảnh đen tối là cải tạo tất cả các hệ thống thủy lợi. Châu Á sở hữu tới 70% diện tích đất được tưới tiêu của thế giới, song phần lớn nông dân chỉ sử dụng những thiết bị bơm nước lạc hậu và không hiệu quả.

Cả FAO và IWM nêu rõ để đáp ứng nhu cầu lương thực vào năm 2050, với nhịp độ tăng năng suất nông nghiệp hiện nay, châu Á phải tăng diện tích đất được tưới tiêu hợp lý và bền vững lên 30% ở Nam Á và 47% ở Đông Á. Viện Quản lý nước quốc tế và Tổ chức Lương Nông LHQ cũng đề xuất chiến lược đổi mới toàn diện sản xuất nông nghiệp được thủy lợi hóa tốt của châu Á, trong đó nhấn mạnh việc chuyển toàn bộ các phương thức, thể chế, công nghệ và mô hình nông nghiệp lạc hậu sang mô hình bền vững hơn, hướng tới dịch vụ, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi dựa hoàn toàn vào nguồn nước mặt hiện nay.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích