Bầu trời châu Âu tiếp tục bị “ám”

15:18 19/04/2010

Theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa biết khi nào mới hết cảnh mịt mù tro bụi ở châu Âu. Núi lửa Eyjafjallajokull ởIcelandvẫn không ngừng tuôn ra tro bụi lan toả khắp bầu trời “lục địa già”.
Theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa biết khi nào mới hết cảnh mịt mù tro bụi ở châu Âu. Núi lửa Eyjafjallajokull ởIcelandvẫn không ngừng tuôn ra tro bụi lan toả khắp bầu trời “lục địa già”.

Hôm qua, bên trên miệng núi lửa người ta vẫn thấy cột khói và tro màu xám đen cao tới 8,5 km. Mây bụi tro núi lửa rất nguy hiểm với máy bay vì có có chứa các phần tử đá và silicat có tính chất có thể làm ngừng hoạt động của các động cơ máy bay. Các nhà chức trách Pháp đã quyết định đóng cửa 3 sân bay ở khu vực Paris và 3 sân bay ở phía bắc cho đến trưa nay 19-4. Italia không cho phép bất kỳ máy bay nào cất cánh ở phía bắc cho tới trưa nay. Trong khi Bỉ, Anh, Iceland và Đức đóng cửa không phận cho tới tối 18-4.

Nhà địa chất học Iceland Magnus Tumi nói: “Chưa có dấu hiệu kết thúc tình trạng mịt mù này. Hoạt động của núi lửa vẫn rất mạnh mẽ và những cột tro bụi vẫn bốc lên ầm ầm. Các đám mây bụi này tiếp tục bốc lên cao và gây nguy hiểm nếu chúng lọt vào động cơ máy bay". Gió mạnh đã đẩy đám bụi khổng lồ này dọc theo các hướngNamvà Đông, đi qua Anh,Ireland, vùngScandinaviavà vào trung tâm châu Âu.

Lịch sử hiện đại châu Âu chưa bao giờ phải chứng kiến một sự ngưng trệ về thương mại, du lịch và đầu tư như lần này. Khoảng 20 quốc gia thông báo đóng cửa không phận vì khói bụi núi lửa. Con đường hàng không quan trọng để kết nối du lịch đã bị tro bụi núi lửa cản trở trầm trọng. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cảnh báo hoạt động của núi lửa Eyjafjallajokull gây thiệt hại ít nhất 200 triệu euro/ngày cho các hãng hàng không. Thậm chí, thảm họa tro bụi “ám” bầu trời này còn gây thiệt hại nhiều hơn việc đóng cửa không phận nhiều nơi sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.

Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, khói bụi núi lửa từ Iceland sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của những người dân châu Âu và khu vực xung quanh núi lửa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính 1/4 lượng khói bụi từ núi lửa là những phân tử có thể thâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, đe dọa sức khỏe con người. WHO khuyến cáo người dân ở trong nhà hoặc phải có các biện pháp bảo vệ khi ra đường trong thời gian này.

Do bầu trời châu Âu bị khói bụi phong toả, chuyến công du của các quan chức HĐBA HQ tới Congo theo lịch trình New York – Paris - Kinshasa nhằm thảo luận về kế hoạch rút lực lượng “mũ nồi xanh” khỏi nước này trước tháng 9-2011 đã bị hủy bỏ. Ngoại trưởng Canada đã phải hoãn chuyến thăm châu Âu và tham dự Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Estonia. Tại Ba Lan, nhiều nguyên thủ quốc gia không thể đến tham dự tang lễ của Tổng thống Ba Lan Lech Kakzynski vào ngày 18-4.

Trong khi đó, Hãng hàng không Hà LanKLM và Hãng hàng không Đức Lufthansa đã thực hiện các chuyến bay thử để xem xét có an toàn hay không. KLM cho biết máy bay Boeing 737 của hãng đã đạt tới độ cao hoạt động cao nhất, ở mức khoảng 13km trên bầu trời Hà Lan, và không gặp vấn đề gì trong suốt chuyến bay. Hiện máy bay và động cơ đang được kiểm tra để xem có bị thiệt hại hay không. Nếu mọi việc ổn, họ có thể được phép của cơ quan điều hành bay hoạt động trở lại.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông