Bế mạc phiên tòa ủng hộ nạn nhân dioxin Việt Nam

20:55 18/05/2009

Dự kiến sáng nay 18-5 theo giờ Paris, Toà án lương tâm nhân dân quốc tếsẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trước khi tổ chức cuộc họp báo để côngbố quyết định của quan tòa.
Dự kiến sáng nay 18-5 theo giờ Paris, Toà án lương tâm nhân dân quốc tếsẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trước khi tổ chức cuộc họp báo để côngbố quyết định của quan tòa.

Khung cảnh phiên tòa tại Paris - Ảnh: VOV
Khung cảnh phiên tòa tại Paris - Ảnh: VOV


Sau hai ngày làm việc với chương trình nghị sự dày đặc, ngày 16-5, Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam do Hội Luật gia dân chủ quốc tế tiến hành tại thủ đô Paris đã kết thúc tốt đẹp. Trong đó, những trình bày của các nạn nhân dioxin Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ, Đức và Hàn Quốc cùng phần biện hộ của các luật sư đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các vị thẩm phán và người nghe.

Là một trong những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh, bà Trần Tố Nga, hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, hiểu rõ nỗi đau mà loại hóa chất này gây ra đối với các nạn nhân và gia đình họ. Đến dự phiên tòa, bà mong muốn nói lên nỗi niềm của mình và cũng muốn thay lời cho những đồng đội đã hy sinh.

Bà Nga cho biết, năm 1966 bà có mặt ở chiến trường, bị nhiễm chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ rải xuống. Năm 1968,  bà sinh đứa con đầu lòng, nhưng bao nhiêu hy vọng về một mầm sống tương lai đã nhanh chóng biến mất khi đứa con của bà qua đời vì dị tật tim bẩm sinh. Vài năm sau, bà lại sinh con lần thứ hai. Đau khổ tột cùng khi đứa con này đang nhiễm bệnh về máu và có nguy cơ bị ung thư…

Không chỉ những nạn nhân Việt Nam mới chịu nỗi đau chất độc da cam/dixoin, nhiều người nước ngoài cũng phải gánh chịu những hậu quả do loại hoá chất này gây ra. Một trong số đó là bà Masako Sakata, một phụ nữ Nhật Bản có chồng là người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam và nhiễm chất độc da cam/dioxin. Trước toà, bà Sakata cho biết, sau khi chồng qua đời, bà đi tìm hiểu nguyên nhân và biết cái chết đó do chất độc da cam/dioxin gây ra.

Điều đó đã thôi thúc bà đến Việt Nam để tìm hiểu về hậu quả của loại hoá chất khủng khiếp đó. Và bộ phim “Chất độc da cam: lời cầu hồn thầm kín” của bà ra đời, gây tiếng vang lớn và từng đoạt giải tại Liên hoan phim môi trường quốc tế lần thứ 26. Bà Sakata mong muốn, cuốn phim đã được hàng ngàn khán giả xem và qua đó, thế giới hiểu rõ hơn về hậu quả của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam…

Trong phần trình bày của các luật sư, phiên tòa đã lặng đi khi luật sư người Pháp Roland Weyl - Chủ tịch Hội quyền và tự do, thành viên Hội Luật gia dân chủ quốc tế - lên tiếng bào chữa cho các nạn nhân da cam/dioxin. Với những lập luận đanh thép và đầy sức thuyết phục, ông khẳng định tội ác mà chất độc da cam/dioxin đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam là không thể chối cãi được. Chính vì vậy, những kẻ gây tội, mà đặc biệt là những công ty hóa chất đã cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ, phải bồi thường cho những mất mát, đau thương mà các nạn nhân đang phải gánh chịu.

Theo luật sư Roland Weyl, nếu các cựu chiến binh Mỹ đã được bồi thường thì các nạn nhân Việt Nam phải được bồi thường nhiều hơn thế vì họ không chỉ là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin, mà trên hết, họ còn là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bên cạnh sự bù đắp về thiệt hại đối với con người, các công ty hóa chất Mỹ còn phải có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tối đa những tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường sinh thái ở Việt Nam. 

Trong khi đó, luật sư người Mỹ Jeanne Mirer đã đưa ra nhiều cơ sở pháp lý để chứng minh các công ty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nặng nề mà các sản phẩm của họ gây ra. Còn ông Walid Okais, luật sư người Lebanon thuộc Hội luật sư dân chủ quốc tế, cho biết ông và Hội nơi ông là thành viên sẽ tiếp tục các hoạt động đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Ông hy vọng, không những đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, vụ kiện này còn là hoạt động khuyến khích những nỗ lực chống phổ biến vũ khí hoá học và các loại vũ khí huỷ diệt trên thế giới.

Theo nghị trình, sáng nay các thẩm phán ra sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng và công bố trong buổi họp báo quốc tế tổ chức ngay trong ngày.

VIỆT ANH (theo TTXVN, VOV)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông