Liên hợp quốc nhận định rằng bệnh ung thư đã trở thành một thách thứclớn đối với thế giới và các nước đang phát triển đang đứng trước cuộckhủng hoảng về căn bệnh chết người này.
| Vận động hằng ngày giúp phòng tránh bệnh tật |
Nhận định trên được Liên hợp quốc đưa ra ngày 14-9 tại Diễn đàn khoa học năm 2010 diễn ra ở thủ đô Vienna của Áo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ung thư đã gây tử vong cho 7,1 triệu người hàng năm, chiếm 12,5% tổng số người bị chết hàng năm trên toàn cầu và lớn hơn cả tổng số người chết vì các bệnh HIV/AIDS, lao, và sốt rét cộng lại.Lấy ví dụ tại Israel, bệnh ung thư đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nước này.Năm 2008, hơn 10.100 người Israel đã bị chết vì căn ung thư (chiếm 25,8%), trong khi đó số người chết vì bệnh tim là 6.782 người. Ung thư phổi và vòm họng là hai bệnh mà nam giới mắc nhiều nhất, chiếm 21,5% số người mắc ung thư. Đối với nữ giới, số người bị mắc ung thư vú nhiều nhất, chiếm 19,3%.
Với tốc độ tăng như hiện nay, WHO dự báo số người mắc bệnh ung thư trên thế giới sẽ tăng từ 10 triệu người năm 2000 lên tới 15 triệu người vào năm 2020 và 30 triệu người vào năm 2030, trong đó 60% là ở các nước đang phát triển. Theo các chuyên gia, thuốc lá là thủ phạm gây ra bệnh ung thư lớn nhất, gây ra tới 30% số người chết vì bệnh ung thư trên thế giới. Ngoài ra. các chuyên gia y tế còn cho biết sự suy thoái kinh tế có thể làm tăng tỷ lệ những người mắc bệnh ung thưở châu Âu do lối sống thay đổi, ngân sách bị cắt giảm và những người làm công ăn lương tại các ngành công cũng như tư nhân đều bị giảm an toàn.
Nghiên cứu của chuyên gia y khoa phòng ngừa và y tế cộng đồng tại trường Đại học Valencia ở Tây Ban Nha, ông Jose Martin-Moreno, đã chỉ rằng tình trạng suy thoái kinh tế đã gây ra hàng loạt các yếu tố làm giảm khả năng phòng chống ung thư như việc hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống và thể dục, nghiên cứu thuốc và nguy cơ nghề nghiệp. Cụ thể, có rất ít người bỏ thuốc lá và uống rượu khi họ liên tiếp phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và căng thẳng thần kinh.
Liên hợp quốc nhận định đã đến lúc thế giới cần tập trung chống căn bệnh không lây nhiễm này giống như các dịch bệnh lây nhiễm. WHO đã thông báo Chương trình phối hợp kiểm soát ung thư toàn cầu nhằm tăng cường và đẩy nhanh các nỗ lực chống ung thư ở các nước đang phát triển.Chuyên gia về ung thư của IAEA Sasha Henriques nhấn mạnh nếu thế giới tập trung các nỗ lực phối hợp chống ung thư từ bây giờ, hiệu quả chống ung thư chỉ có thể thấy được rõ ràng trong vòng 50 năm tới nhưng với điều kiện giảm dần số lượng tiêu thụ thuốc lá hàng năm.
Mặc dù bệnh ung thư tăng cao ở các nước đang phát triển, đa số các khoản đầu tư chống ung thư hiện nay lại tập trung ở các nước phát triển.Do khó khăn về kinh tế, các nước đang phát triển không thể đầu tư nguồn tài chính lớn để trang bị các phương tiện chẩn đoán, nghiên cứu, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh ung thư.10 nước trên thế giới cho đến nay vẫn không có máy xạ trị bệnh ung thư, vì vậy, trên 100 triệu người ở các nước này không có điều kiện để được điều trị bệnh ung thư hiệu quả.
VIỆT ANH (tổng hợp) |