Bước tiến trong đàm phán NPT

17:46 08/05/2009

Phiên họp ngày 6-5 tại trụ sở LHQ của 189 phái đoàn đàm phán về Hiệp ước Không phổbiến vũ khí hạt nhân (NPT) đã đạt được thỏa thuận mang tính đột phá.
Phiên họp ngày 6-5 tại trụ sở LHQ của 189 phái đoàn đàm phán về Hiệp ước Không phổbiến vũ khí hạt nhân (NPT) đã đạt được thỏa thuận mang tính đột phá.

Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là ước mơ xa vời của nhân loại?
Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là ước mơ xa vời của nhân loại?

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được hình thành từ những năm Chiến tranh lạnh. Nó đã rất thành công trong việc làm giảm thiểu số lượng những nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng theo các chuyên gia, ngày nay, Hiệp ước cần phải được xem xét lại toàn bộ để có thể giải quyết được những thách thức đương thời như khủng hoảng phổ biến vũ khí hạt nhân tại CHDCNDTriều Tiên, Iran và Syria.

Thế nhưng Hội nghị NPT gần đây nhất diễn ra năm 2005 đã không đạt được bước tiến nào khi Mỹ cố gắng hướng sự tập trung của các nước vào những chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và CHDCND Triều Tiên. Và lần này, trong bài phát biểu ngày 4-5 khai mạc cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị NPT năm sau, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cảnh báo vũ khí hạt nhân tiếp tục là mối đe dọa, do đó thế giới cần tập trung vào những nỗ lực giải trừ loại vũ khí này.

Ông Ban Ki-moon kêu gọi CHDCND Triều Tiên và Iran quay trở lại vòng thương lượng về vấn đề hạt nhân của hai nước. Phó Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Pak Tok Hun ngay lập tức đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Ban Ki moon khẳng định rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ quay trở lại bàn đàm phán 6 bên. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ khả năng quay trở lại bàn đàm phán nếu các nước chấm dứt những hành động mà nước này xem là thù địch. 

Đại diện Iran thì đã chỉ trích gay gắt Mỹ, Anh và Pháp vì "tiếp tục cộng tác hạt nhân" với Israel, cho rằng sự ủng hộ nhà nước Do Thái này là nguyên nhân gây ra mối quan ngại cho toàn khu vực Trung Đông. Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Mohamad Ali Hosseini nhấn mạnh rằng việc tán đồng hiệp ước hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn Độ của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới về công nghệ nguyên tử đã vi phạm hiệp ước trên.  

Có thể thấy trong nhiều năm qua, các nước tham gia NPT đã nỗ lực hàn gắn những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ. Các nước đang phát triển phàn nàn rằng các cường quốc hạt nhân không thực hiện cam kết giải trừ hạt nhân. Họ cho rằng bị hạn chế tiếp cận công nghệ nguyên tử, đồng thời phản đối việc Mỹ ủng hộ Ấn Độ và Israel - hai nước không thuộc NPT - phát triển công nghệ hạt nhân. 

Israel, Ấn Độ và Pakistan chưa bao giờ ký NPT. Israel không khẳng định, cũng không phủ nhận nước này có kho vũ khí hạt nhân lớn. Trong khi đó, Ấn Độ và Pakistan là các cường quốc hạt nhân đã được xác nhận. Theo ông Hosseini, "phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua cung cấp thiết bị, vật liệu và công nghệ hạt nhân cho các bên không tham gia NPT là vi phạm các điều khoản của hiệp ước này".

Tuy nhiên, bước sang ngày thứ ba của hội nghị, đại biểu của 189 nước tham gia ký hiệp ước đã nhất trí về một chương trình nghị sự cho một hội nghị sẽ tổ chức vào năm 2010, mà tại đó các thành viên của NPT hy vọng sẽ thông qua một kế hoạch hành động để cải tổ hiệp định này.

Chương trình nghị sự vừa được nhất trí này bao gồm việc xem xét lại các cam kết về giải trừ vũ khí do Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga đưa ra vào những năm 1995 và 2000. Chương trình này cũng bao gồm việc thảo luận "khu vực phi vũ khí hạt nhân", mà theo các nhà ngoại giao, chủ yếu sẽ là về kho vũ khí hạt nhân có thể có của Israel. Các nhà ngoại giao đã mô tả thỏa thuận này là khiêm tốn, nhưng quan trọng vì suốt 10 năm qua, các nước thành viên NPT thậm chí không thể nhất trí về vấn đề sẽ thảo luận.

Theo các nhà ngoại giao, các phát biểu theo giọng điệu mới của chính quyền Mỹ Barack Obama là nhân tố quyết định góp phần đưa đến kết quả trên. Một nhà ngoại giao giấu tên cho biết đại diện của Washington đã có "một sự đảo ngược chính sách" so với chính quyền tiền nhiệm và nhất trí tiếp tục thực hiện các cam kết của mình. Phái đoàn Pháp ban đầu vẫn cản trở nhưng sau đó đã nhượng bộ.

Với sự thay đổi tích cực này, hy vọng sang năm các nước sẽ đạt được nhất trí về một Hiệp ước NPT mới, góp phần đưa thế giới an toàn trước sự đe doạ của vũ khí hạt nhân.


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông