Các nước nỗ lực đưa lao động ra khỏi Libya

17:44 01/03/2011

Trong bối cảnh chính trị, xã hội rối loạn nghiêm trọng ở Libya, nhiều quốc gia đang nỗ lực sơ tán khẩn cấp công dân của mình khỏi đất nước Bắc Phi này. Tuy nhiên, các rắc rối về hậu cần khiến nhiều nước châu Á gặp khó khăn trong việc sơ tán công dân.  
Trong bối cảnh chính trị, xã hội rối loạn nghiêm trọng ở Libya, nhiều quốc gia đang nỗ lực sơ tán khẩn cấp công dân của mình khỏi đất nước Bắc Phi này. Tuy nhiên, các rắc rối về hậu cần khiến nhiều nước châu Á gặp khó khăn trong việc sơ tán công dân.  

Lao động Việt Nam mắc kẹt tại sân bay Tripoli (Ảnh: VOV)
Lao động Việt Nam mắc kẹt tại sân bay Tripoli (Ảnh: VOV)

Hoạt động sơ tán công dân khỏi Libya vẫn đang được khẩn trương tiến hành, sử dụng cả các phương tiện hàng không, hàng hải và đường bộ qua Ai Cập. Chính phủ Indonesia cho biết, tình trạng tắc nghẽn tại sân bay quốc tế Tripoli đã trì hoãn việc đưa hàng trăm người dân nước này khỏi Libya. Hiện chỉ có 1 đường vào sân bay này, trong khi hàng chục nghìn người đang vây quanh khu vực. Mãi đến cuối tuần qua, chuyến bay chở 253 công dân Indonesia đầu tiên mới có thể cất cánh về đến Indonesia.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, ba tàu của nước này đã tới đảo Crete của Hy Lạp và hai chiếc khác đang trên đường tới đây để đưa lao động về quê. Ước tính hơn 10.000 người Trung Quốc sẽ được rời khỏi Libya. Một công ty Malaysia tại Libya thì tự thanh toán phí tổn để phái một máy bay đưa 820 lao động Bangladesh về nước. Trong khi đó, công ty Daewoo và Dong Ha của Hàn Quốc sẽ đưa thêm hàng nghìn lao động rời khỏi Libya. Tại Philippines, báo chí đưa tin hơn 70 lao động nước này ở Libya đã trở về an toàn.

Trong khi chờ đợi được sơ tán, nhiều lao động nước ngoài đã gặp nạn ở Libya. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, một công dân nước này đã thiệt mạng do bị bắn vào đầu ở Libya. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết một số công ty của nước này tại Libya đã bị tấn công, cướp bóc và đã có công dân Trung Quốc bị thương. Cũng như vậy, 49 công dân Thái sau khi về tới nhà an toàn cho biết, có những người trong số họ bị cướp hoặc khi sơ tán chỉ có mỗi bộ đồ mặc trên người, không đồ đạc. Bộ trưởng Lao động Thái cho biết, khoảng 10.000 người lao động Thái làm việc ở Libya cũng sẽ được đưa về nước.

Tính đến sáng qua (28-2) đã có 3.389 lao động Việt Nam rời Libya về nước an toàn hoặc đang chờ làm thủ tục tại các nước xung quanh Lybia. Trong ngày, khoảng 700 lao động của công ty Việt Thắng được đưa sang Tuynidi an toàn và đang chờ làm thủ tục xuất cảnh về Việt Nam. Tối cùng ngày có gần 120 lao động về đến sân bay Nội Bài. Theo kế hoạch của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đến ngày mai (2-3) sẽ có 7.484 lao động Việt Nam được đưa ra khỏi Libya. Cục đã đề nghị Tổ chức di dân quốc tế (IOM) giúp đỡ lao động Việt Nam đang còn ở Libya hoặc đã di chuyển sang các nước lân cận để chờ làm thủ tục về nước.

Đại diện đại sứ quán Việt Nam tại cửa khẩu Salloum (Libya - Ai Cập) dự đoán sẽ còn hàng trăm lao động từ các khu vực gần biên giới Ai Cập chạy tới cửa khẩu Salloum trong những ngày tới. Có thể lên tới hàng nghìn người. Hiện nay, Đại sứ quán cũng đã cử thêm nhân sự đễ hỗ trợ các đoàn quá cảnh vào Ai Cập qua cửa khẩu Salloum khi họ tới đây. Đặc biệt là bố trí nơi ở tạm để tránh giá rét và tiếp tế đồ ăn, nước uống.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích