Các nước phải hành động quyết liệt vì NPT

15:41 26/05/2010

Trong bối cảnh Hội nghị kiểm điểm thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạtnhân (NPT) bước vào tuần cuối cùng, ngày 24-5, Tổng Thư ký LHQ BanKi-moon kêu gọi các quốc gia vượt qua lợi ích của đất nước mình để đạtđược thỏa thuận rộng lớn hơn về những mục tiêu giải trừ vũ khí.
Trong bối cảnh Hội nghị kiểm điểm thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạtnhân (NPT) bước vào tuần cuối cùng, ngày 24-5, Tổng Thư ký LHQ BanKi-moon kêu gọi các quốc gia vượt qua lợi ích của đất nước mình để đạtđược thỏa thuận rộng lớn hơn về những mục tiêu giải trừ vũ khí.

Biểu tình kêu gọi thế giới phi hạt nhân ở New York
Biểu tình kêu gọi thế giới phi hạt nhân ở New York

NPT là Hiệp ước về kiểm soát vũ khí được nhiều nước trên thế giới tham gia nhất với tổng số 191 nước thành viên. Hiệp ước ra đời vào năm 1968, nhằm mục đích chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và đi tới việc giải trừ quân bị nhằm đưa thế giới hướng tới mục tiêu phi hạt nhân. Ba nguyên tắc trụ cột của NPT là: Không phổ biến hạt nhân, giải trừ vũ khí hạt nhân và quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.

Trong 42 năm qua, Hiệp ước NPT đã thành công trong việc làm giảm thiểu số lượng những nước sở hữu vũ khí hạt nhân và đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải giáp hạt nhân. Tuy nhiên, một trong những khiếm khuyết lớn nhất của NPT là không có chế tài xử phạt nào dành cho các quốc gia không tuân thủ các quy định của NPT ngoài việc quốc gia đó bị lên án tại Hội đồng Bảo an LHQ. Hiện nay, 2 trong số 7 cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang sở hữu vũ khí hạt nhân đã không chịu tham gia hiệp ước này. 

Tại Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Hiệp ước NPT năm 2005, các quốc gia đã không đạt được thỏa thuận căn bản nào nhằm ngăn chặn tình trạng phổ biến hạt nhân. Vì vậy, thế giới hy vọng Hội nghị kiểm điểm NPT năm 2010 sẽ thu được kết quả khả quan hơn. Sự kiện này diễn ra từ ngày 3 đến 28-5, với sự tham dự của hơn 100 quốc gia.Hội nghị ban đầu có bước khởi đầu tốt đẹp, nhưng các cuộc thảo luận sau đó đã bị chựng lại bởi sự không nhất trí trong vấn đề thực hiện khu vực phi vũ khí hạt nhân tại Trung Đông và một thời khóa biểu rõ ràng cho việc giải giáp vũ khí hạt nhân.

Trước tình hình căng thẳng nói trên, ngày 24-5, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cảnh báo nếu hội nghị lần này thất bại như hội nghị năm 2005 thì hậu quả sẽ vô cùng to lớn.Ông kêu gọi các quốc gia thành viên theo đuổi cách tiếp cận thực tế để "biến ước mơ về một thế giới không có vũ khí hạt nhân của cộng đồng quốc tế thành hiện thực". Tổng thư ký nhấn mạnh ông sẽ cùng Chủ tịch hội nghị lần này, Đại sứ Libran Cabactulan của Philippines, tìm cách thu hẹp khoảng cách quan điểm của các nước thành viên để đạt được tiến bộ trong các cuộc thương lượng.

Ông Ban Ki-moon cho biết nhiều kiến nghị xây dựng đã được các quốc gia đưa ra, liên quan tới cả ba trụ cột cơ bản của NPT, đó là giải trừ vũ khí, không phổ biến hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình. Ông cho rằng các cuộc thương lượng hiện nay đang bước vào "giai đoạn vô cùng quan trọng" và "đã đến lúc phải đạt được thỏa thuận" về thực hiện NPT. Ông coi NPT là “hòn đá tảng” cho cơ chế chống phổ biến hạt nhân trên toàn thế giới và kêu gọi các nước "hành động quyết liệt để xây dựng thế giới an toàn hơn".


Ngày 24-5, hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biếtnước này có quyềntăng cường sức mạnh hạt nhân để bảo vệ “quyền lợi tối cao” của đất nước “bởi đã rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (tháng 1-2003). Người phát ngôn nhấn mạnh rằng CHDCND Triều Tiên có quyền chế tạo vũ khí hạt nhân một cách hợp pháp để bảo vệ chủ quyền và an ninh đất nước trước mối đe dọa hạt nhân của Mỹ.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông