Chân dung “Người anh hùng của năm”

21:04 24/11/2010

Hãng thông tấn CNN ngày 21-11 đã chính thức công bố danh hiệu “Ngườianh hùng của năm 2010” thuộc về bà Anuradha Koirala, người có công giảicứu 12.000 phụ nữ và bé gái thoát khỏi nô lệ tình dục.
Hãng thông tấn CNN ngày 21-11 đã chính thức công bố danh hiệu “Ngườianh hùng của năm 2010” thuộc về bà Anuradha Koirala, người có công giảicứu 12.000 phụ nữ và bé gái thoát khỏi nô lệ tình dục.

Dựa trên tiêu chí, những cá nhân đang làm thay đổi thế giới hàng ngày bằng nỗ lực bản thân, bà Anuradha Koirala đã được khán giả của CNN bình chọn là người đứng đầu trong số “Top 10 người anh hùng của năm”, trong một cuộc thăm dò trực tuyến được thực hiện suốt 8 tuần trên mạng trực tuyến CNN.com. Bà Anuradha Koirala đã chiến đấu không ngừng nghỉ để ngăn chặn việc buôn bán và lạm dụng tình dục của phụ nữ và trẻ em gái Nepal. Người phụ nữ can đảm này từng tuyên bố: "Buôn người là một tội ác, một tội ác ghê gớm, một nỗi xấu hổ đối với loài người. Tôi yêu cầu mọi người cùng tôi tạo ra một xã hội không có nạn buôn người. Chúng ta cần làm điều này vì những ngươi con gái của chúng ta".

Chính câu chuyện cuộc đời mình đã khiến bà gắn bó với công việc cứu giúp những phụ nữ bất hạnh khác. Thời trẻ, bà Koirala từng dạy tiếng Anh ở một trường tiểu học của Nepal. Kể từ sau khi trở thành nạn nhân của một mối quan hệ bạo lực, mục đích cuộc sống của bà đã thay đổi hoàn toàn. Bà nhớ lại: "Ngày nào cũng có đánh đập. Những trận đòn ấy khiến tôi sảy thai ba lần. Thời điểm đó thật khó khăn bởi tôi không biết đi đâu, báo cáo chuyện này với ai".

Sau khi mối quan hệ này chấm dứt, bà Koirala dùng một phần trong số tiền lương ít ỏi 100 USD hàng tháng để mở cửa hàng nhỏ bán đồ lặt vặt. Bà nhận các cô gái là nạn nhân của vụ buôn người hoặc bạo lực gia đình vào làm việc. Đầu những năm 90, số các nạn nhân cần sự giúp đỡ của bà Koirala ngày càng tăng lên. Tổ chức Maiti Nepal ra đời từ đó. Bà Koirala cho hay, các cô gái đến đây với hai bàn tay trắng, ốm đau, bệnh tật, có bầu hoặc dắt díu thêm những đứa trẻ, không ít trường hợp còn bị tổn thương tâm lý.

Đột nhập vào các nhà chứa, tuần tra dọc biên giới giữa Nepal và Ấn Độ, xây khu nhà ở an toàn và cung cấp những dịch vụ hỗ trợ là cách mà bà Koirala và nhóm Maiti Nepal đã làm trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi thành lập năm 1993 đến nay, đã có hơn 12.000 phụ nữ và các cô gái Nepal được giải thoát. Được biết, hàng năm có khoảng từ 10.000 đến 15.000 phụ nữ Nepal bị bán sang Ấn Độ làm nô lệ tình dục. Ngoài nạn nhân của nhà chứa, tổ chức của bà Koirala cũng là mái nhà chung cho những đứa trẻ bị bỏ rơi, phụ nữ bị bạo hành và hãm hiếp. "Tôi không thể nói không với bất cứ ai. Tất cả mọi người đều có thể đến với Maiti Nepal".

Trong đêm trao giải Người anh hùng của năm, bà Koirala đã nhận được giải thưởng trị giá 100.000 USD, để đóng góp vào ngân quỹ của Maiti Nepal, tiếp tục giúp đỡ các nạn nhân nô lệ tình dục. Ngoài ra, bà sẽ còn nhận được một khoản tiền thưởng cá nhân trị giá 25.000 USD. Bà Koirala xúc động nói: "Bây giờ thì công việc của chúng tôi đã được công nhận, chúng tôi cảm thấy cần phải có trách nhiệm hơn trong việc đấu tranh chống lại tội ác và bảo vệ trẻ em. Đó là động cơ để tôi làm việc tốt hơn".


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông