Chiến dịch truyền thông, tư vấn chuyên đề về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình diễn ra từ 15-4 đến 30-6

    14:13 27/04/2023

    Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Chiến dịch truyền thông, tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2023.

    Theo kế hoạch, từ ngày 15/4 đến 30/6, Sở Y tế thành phố tổ chức Chiến dịch truyền thông, tư vấn chuyên đề về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2023.

    Chiến dịch nhằm duy trì ổn định mức sinh thay thế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu biện pháp tránh thai lâm sàng và phi lâm sàng, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

    Các hoạt động của Chiến dịch được triển khai một đợt trọng điểm lồng ghép với các hoạt động đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) và nâng cao chất lượng dân số.

    Chiến dịch truyền thông, tư vấn chuyên đề về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hải Phòng diễn ra từ 15-4 đến 30-6

    Chiến dịch được tổ chức triển khai thực hiện tại 15/15 quận, huyện; 70% trở lên số xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện tổ chức Chiến dịch trọng điểm; mỗi quận, huyện tổ chức ra quân điểm Chiến dịch tại ít nhất 1 xã, phường, thị trấn; tập trung vào các địa bàn có mức sinh chưa ổn định; có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại thấp; điều kiện tiếp cận dịch vụ SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số hạn chế; địa bàn có nhiều đối tượng đặc thù như: công nhân, người lao động thuộc các cơ quan, nhà máy, khu công nghiệp; xã miền núi và hải đảo.

    Kế hoạch phấn đấu đảm bảo 90% trở lên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên thuộc địa bàn Chiến dịch được cung cấp thông tin, được tư vấn các kỹ năng, kiến thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Phấn đấu hoàn thành 50% trở lên các chỉ tiêu kế hoạch năm về biện pháp tránh thai (BPTT) lâm sàng. Phấn đấu hoàn thành 40% trở lên chỉ tiêu tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai (PTTT) lâm sàng và phi lâm sàng năm 2023.

    Đảm bảo các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ (theo Chương trình điều chỉnh mức sinh và theo Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND) có nhu cầu thực hiện BPTT hiện đại (đặt DCTC, cấy thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, viên uống tránh thai, bao cao su) trong Chiến dịch được đáp ứng nhu cầu.

    Bên cạnh đó, chiến dịch cũng tổ chức tư vấn và cung cấp dịch vụ khám phụ khoa, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại  địa bàn triển khai Chiến dịch, đặc biệt chú trọng ở các xã miền núi, hải đảo. Trên 50% nam nữ thanh niên được tư vấn sự cần thiết của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn và phòng tránh vô sinh. 100% các xã, phường, thị trấn triển khai Chiến dịch tổ chức truyền thông tư vấn, vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi…

    VŨ DUYÊN

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông

    Liên kết hữu ích