Đôi nét về Phong trào Không liên kết

15:32 15/07/2009

Nhận lời mời của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, Chủ tịch nước NguyễnMinh Triết sáng 14-7 rời Hà Nội, dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dựHội nghị Cấp cao Không liên kết lần thứ 15 được tổ chức tại Sharmel-Sheikh (Ai Cập). Nhân sựkiện này, ANHP giới thiệu đôi nét về quá trình hình thành,phát triển của Phong trào Không liên kết.
Nhận lời mời của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, Chủ tịch nước NguyễnMinh Triết sáng 14-7 rời Hà Nội, dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dựHội nghị Cấp cao Không liên kết lần thứ 15 được tổ chức tại Sharmel-Sheikh (Ai Cập). Nhân sựkiện này, ANHP giới thiệu đôi nét về quá trình hình thành,phát triển của Phong trào Không liên kết.

Hội nghị tại Ai Cập diễn ra trong hai ngày 15 và 16-7
Hội nghị tại Ai Cập diễn ra trong hai ngày 15 và 16-7

Phong trào Không liên kết hình thành trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Qua 2 hội nghị ở New Delhi các năm 1947, 1949 và Hội nghị Bandung 1955, phong trào dần định hình rõ nét. Và tại Hội nghị Cấp cao Belgrade, Nam Tư tháng 9-1961, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước không liên kết đã chính thức khai sinh ra Phong trào không liên kết. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ Latin đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển.

Có thể thấy, Phong trào Không liên kết là một loại thể chế quốc tế đặc biệt, là một hiện tượng mới trong luật pháp quốc tế. Nó không phải đơn thuần là một Hội nghị hoặc Diễn đàn Liên chính phủ họp định kỳ, mà cũng không phải là một tổ chức của các nước do một điều ước quốc tế lập ra, có điều lệ rõ ràng và được thể chế hoá chặt chẽ. Phong trào này không có trụ sở hay cơ chế thường trực như các tổ chức liên quốc gia khác. Hoạt động có tính tổ chức cao nhất của Phong trào là Hội nghị cấp cao các vị đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ các nước KLK, thông thường 3 năm họp một lần. Giữa hai kỳ Hội nghị cấp cao, có hội nghị toàn thể các Bộ trưởng Ngoại giao và một số Hội nghị khác khi cần.

Đến nay, Phong trào đã không ngừng phát triển từ 25 thành viên ban đầu lên 118 thành viên, chiếm gần 2/3 tổng số thành viên Liên Hợp Quốc, chiếm 51% dân tộc thế giới (3,3 tỷ dân). Phong trào không liên kết cũng là nòng cốt của G77 (là nhóm kinh tế của các nước đang phát triển). Cụ thể: tất cả các thành viên của Không liên kết (trừ Belarus và Uzbekistan) đều là thành viên của G77 chiếm tuyệt đại đa số trong tổng số 130 thành viên của G77. Năm 1976, tại Hội nghị cấp cao V tại Colombo (Sri Lanka), nước Việt Nam thống nhất gia nhập Phong trào.

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Phong trào Không liên kết đã có những khó khăn nhất định trong việc xác định lại mục tiêu cho hoạt động của mình, nhưng kể từ Hội nghị cấp cao 10 tại Indonesia năm 1992, các nước đều nhất trí là Phong trào tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu là: một tập hợp lực lượng chính trị hùng hậu, là diễn đan quan trọng để các nước không liên kết đang phát triển hình thành tiếng nói chung đối với các vấn đề toàn cầu quan trọng liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển phấn đấu vì hòa bình, phát triển, tự quyết dân tộc, độc lập và chủ quyền quốc gia.

Tham dự Hội nghị lần này, mục tiêu của Việt Nam nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế đã được Đại hội Đảng X thông qua. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ có bài phát biểu tập trung vào vấn đề hòa bình, phát triển và tăng cường đoàn kết trong Phong trào, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và vị trí của Phong trào trước những thách thức trong tình hình mới, trước hết là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng sẽ có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo cấp cao một số nước nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.


Quá trình Việt Nam gia nhập Phòng trào không liên kết

Năm 1955 Việt Nam tham dự Hội nghị Á - Phi ở Bangdung (Indonesia), Hội nghị được nhiều người xem như là tiền thân của Phong trào KLK. Tại Hội nghị, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của phong trào KLK.
Từ năm 1970 đến năm 1973, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam làm quan sát viên (Hội nghị Georgetown, Guyana năm 1972), rồi làm thành viên Phong trào (tại Hội nghị cấp cao IV Angiê, 1973). Năm 1976 tại Hội nghị cấp cao V (Colombo, Sri Lanca), nước Việt Nam thống nhất gia nhập Phong trào.
(Nguồn: Website Bộ Ngoại giao)



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông