Đôi nét về Quỹ tiền tệ châu Á

22:29 02/04/2010

Quỹ tiền tệ châu Á (AMF) có tổng trị giá 120 tỷ USD được thành lập theo mô hình Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) do 10 nước thành viên ASEAN cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sáng lập đã chính thức ra mắt ngày 23-3 vừa qua.
Quỹ tiền tệ châu Á (AMF) có tổng trị giá 120 tỷ USD được thành lập theo mô hình Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) do 10 nước thành viên ASEAN cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sáng lập đã chính thức ra mắt ngày 23-3 vừa qua.

Thị trường tài chính châu Á nhiều biến động
Thị trường tài chính châu Á nhiều biến động

AMF được thành lập trên cơ sở thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (Chiang Mai Initiative Multilateralization - CMIM), được bộ trưởng tài chính các nước trên ký hồi tháng 12-2009, với mục đích hỗ trợ lẫn nhau về khả năng thanh khoản bằng USD trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc thị trường biến động bất thường.

Châu Á đặc biệt quan tâm đến việc có một quỹ như vậy sau thời kỳ khủng hoảng tài chính tác động mạnh tới khu vực này trong năm 1997 và 1998.Khi đó Hàn Quốc phải nhận hỗ trợ từ quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và phải chấp nhận những điều kiện đi kèm “khó chơi” của IMF. Vì vậy, giờ đây Hàn Quốc cùng các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á muốn thành lập một quỹ tiền tệ mang tính chất cứu trợ lẫn nhau khi khó khăn. Quỹ này được mang tên Asian Monetary Fund (viết tắt là AMF).

Bên cạnh đó, những con số công bố gần đây cho thấy châu Á là khu vực có dự trữ ngoại tệ nhiều nhất. Các nền kinh tế khu vực đã nâng lượng dự trữ ngoại tệ của mình lên hơn 3.000 tỷ USD, chiếm 2/3 tổng lượng dự trữ ngoại tệ quốc tế và con số này đang tiếp tục tăng cao. Chính vì thế, trên góc độ vốn, thì những cơ sở để thành lập các quỹ dự phòng, như Quỹ Tiền tệ châu Á, không phải là không khả thi, đặc biệt là khi Nhật Bản - quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới và Trung Quốc rất nhiệt tình ủng hộ ý tưởng thành lập AMF.

Sau khi ra đời, AMF sẽ hỗ trợ các quốc gia thành viên đối phó với những biến động tiền tệ ngắn hạn theo hình thức hoán đổi tiền. Đó là khi một thành viên đề nghị được hỗ trợ, ngân hàng trung ương của các nước thành viên khác sẽ cung cấp USD để đổi lấy tiền nội tệ của quốc gia cần hỗ trợ. Quốc gia cần hỗ trợ có thể nhận được lượng USD khẩn cấp trong vòng 1 tuần kể từ khi chính thức đề nghị nếu được sự đồng ý của 2/3 tổng số thành viên.

Trong tổng số 120 tỷ USD dành cho AMF, Trung Quốc và Nhật Bản mỗi nước đóng góp 38,4 tỷ USD để mở rộng nguồn quỹ (chiếm 64% quỹ), trong khi Hàn Quốc đóng góp 19,2 tỷ USD (16%); phần còn lại 24 tỷ USD (20%) do các nước ASEAN đóng góp. So với 750 tỷ USD dự trữ của IMF, con số 120 tỷ USD của CMIM khá khiêm tốn nhưng vẫn là một số tiền đáng kể, đủ cho phép CMI đối phó với khủng hoảng trong một vài quốc gia (khoản cứu trợ tài chính của IMF cho Hàn Quốc trong 1997-1998 chỉ tới 57 tỷ USD).

Mô hình Quỹ tiền tệ châu Á được dư luận đánh giá là đúng đắn, giúp các nước trong khu vực dễ dàng tương trợ lẫn nhau khi xảy ra khủng hoảng. Ngay cả các nước châu Âu cũng đang có ý định thành lập một Quỹ tiền tệ châu Âu (EMF), phòng trường hợp các quốc gia thành viên gặp khó khăn về tài chính. Bài học vỡ nợ của Hy Lạp vừa qua đã minh chứng cho tính đúng đắn của sáng kiến thành lập EMF do Đức đưa ra. Nhiều quốc gia thành viên EU đã lên tiếng đồng tình với sáng kiến trên. Tuy nhiên cũng vẫn có nhiều ý kiến thận trọng, thậm chí là tranh cãi.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông