G20 có cứu được kinh tế thế giới?

17:45 02/04/2009

Hôm nay (2-4), Hội nghị G-20 (Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mớinổi) nhóm họp tại London để kiếm tìm các giải pháp cứu nguy nền kinh tếthế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1930.
Hôm nay (2-4), Hội nghị G-20 (Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mớinổi) nhóm họp tại London để kiếm tìm các giải pháp cứu nguy nền kinh tếthế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1930.

Người dân biểu tình kêu gọi các nước xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
Người dân biểu tình kêu gọi các nước xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Thành lập từ năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G-20 bao gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và Liên minh châu Âu (EU). Các thành viên của nhóm này gồm: nhóm các nước công nghiệp phát triển là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada, cùng Liên minh châu Âu (EU) và 12 nền kinh tế mới nổi như Argentina, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Arập Xêút, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ tối qua 1-4, các nhà lãnh đạo G-20 đã bước vào cuộc họp chính thức bàn về 2 nội dung chính, gồm tìm cách đưa thế giới thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ nay và tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Theo đó, G20 quyết tâm phục hồi tăng trưởng ngay lúc này, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, cải tổ các thị trường và tổ chức tài chính trong tương lai. Các biện pháp kích thích kinh tế được áp dụng mới đây sẽ tăng sản lượng kinh tế thêm hơn 2% và tạo ra hơn 20 triệu việc làm mới trên toàn cầu.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã gửi thư hối thúc các nhà lãnh đạo G-20 thông qua kế hoạch kích thích kinh tế 1.000 tí USD dành cho các nước đang phát triển. Ngân hàng thế giới (WB) đề xuất thành lập quỹ dành cho các nước dễ bị tác động từ khủng hoảng. Nga ủng hộ xây dựng mô hình đa cực cho nền kinh tế thế giới; gắn quá trình điều phối với thành lập hệ thống thống nhất điều khiển nền tài chính thế giới; phát động chiến dịch thảo luận về đồng tiền dự trữ quốc tế mới thay thế đồng USD; cải tổ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và tăng kinh phí cho tổ chức này.

Tuy có chung mục đích cứu kinh tế thế giới song các nhà lãnh đạo lại không đồng ý về cách thức thực hiện. Hai ngày trước khi lên đường sang Anh, Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy đã đe dọa sẽ bỏ họp giữa chừng. Ông nói: "Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tới mức chúng ta không được tổ chức một hội nghị mà không mang lại kết quả nào. Sẽ có một ghế trống. Tôi sẽ đứng dậy và ra về nếu không có đột phá tại London". Hiện nay, Pháp và Đức, được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên EU, đang bác bỏ kế hoạch của Anh và Mỹ về những gói kích cầu…

Trong khi các nhà lãnh đạo họp bàn nảy lửa để tìm các giải pháp đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái, thì các cuộc biểu tình đã diễn ra rầm rộ bên ngoài phòng họp.  Hàng rào an ninh được siết chặt và cảnh sát London cho biết sẽ có các cuộc biểu tình mức độ "chưa từng thấy" trong hôm nay. Thậm chí nhân viên các công ty đặt trong khu tài chính London được khuyến cáo ăn mặc bình dân hơn hoặc ở nhà để tránh khiêu khích những người biểu tình nghèo khổ và đang tức giận trước những yếu kém về điều hành kinh tế của chính phủ Anh.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích