Hàn Quốc sắp phóng tên lửa

13:53 14/08/2009

Tên lửa vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc sẽ được phóng vào ngày19-8 tới. Đây là tên lửa đầu tiên đượcphóng đi từ lãnh thổ Hàn Quốc, thể hiện tham vọng chinh phục vũ trụ của xứ sởkim chi.
Tên lửa vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc sẽ được phóng vào ngày19-8 tới. Đây là tên lửa đầu tiên đượcphóng đi từ lãnh thổ Hàn Quốc, thể hiện tham vọng chinh phục vũ trụ của xứ sởkim chi.

Trước đó, Seoul dự kiến sẽ phóng tên lửa KSLV-1 (còn có tên gọi khác là Naro) vào ngày 30-7. Tuy nhiên việc này đã bị hoãn nhiều lần do chậm trễ trong hợp tác kỹ thuật với phía Nga, mà cụ thể là việc cung cấp các thiết bị của hệ thống bệ phóng và các trục trặc kỹ thuật khi thử nghiệm khoang đốt thuộc bộ phận đầu tiên của tên lửa Naro. Ngày 19-8 tới, tên lửa đẩy KSLV-1 sẽ mang theo một vệ tinh do Hàn Quốc tự chế tạo và rời mặt đất từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở thành phố Goheung, tỉnh Nam Jeolla, cách Seoul khoảng 475 km về phía Nam.

Hàn Quốc bắt đầu phát triển tên lửa vào năm 1996. Đến nay nước này đã có 2 tên lửa đẩy KSLV-1. Chiếc thứ nhất chuẩn bị phóng tới đây, đã được chuyển giao từ tháng 6-2009. Còn chiếc thứ hai đang được các kỹ sư Nga kiểm tra lại các phần như: bộ phận bơm nhiên liệu cho tua bin, động cơ và ống dẫn nhiên liệu. KSLV-1 là loại tên lửa đẩy sử dụng để mang vệ tinh vào quỹ đạo, có chiều dài 33m, đường kính 3m, trọng lượng 140 tấn và tổng trị giá 403,7 triệu USD.

Được biết, bộ phận quan trọng nhất của tên lửa KSLV-1 là tầng đẩy do Nga sản xuất, còn tầng hai của tên lửa và vệ tinh do các kỹ sư Hàn Quốc chế tạo. Đó là lý do tại sao việc đốt thử lại được thực hiện tại Nga. Trong quá trình kiểm tra lần cuối, phía Nga đã phát hiện một số vấn đề kỹ thuật và việc phóng tên lửa đã bị trì hoãn nhiều lần. Cuối cùng Nga đã cho biết rằng trục trặc kỹ thuật chỉ là các lỗi đơn giản về đo lường và lên lại kế hoạch phóng vào ngày 19-8.

Hiện có nhiều tranh cãi khác nhau về chương trình tên lửa của Hàn Quốc. Nhất là trong tình hình tên lửa có động cơ đốt lỏng đang được quốc tế kiểm soát ngặt nghèo bởi nó có thể được sử dụng như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn quyết tâm phát triển tên lửa với mục đích mà nước này tuyên bố là “theo đuổi công cuộc phát triển vũ trụ”. Việc hợp tác với Nga đã tạo cơ hội tốt cho Hàn Quốc nắm được những bí quyết và kinh nghiệm để có thể tự phát triển tên lửa sử dụng động cơ đốt lỏng về sau này.

Báo chí Hàn Quốc bình luận dù đã có nhiều thử nghiệm và sai sót, nhưng nước này cần phải đầu tư thêm tiền bạc và công sức để nội địa hóa bộ phận quan trọng nhất của tên lửa. Bình luận của đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc cho hay, nếu không có sự độc lập về kỹ thuật, Hàn Quốc không thể thực hiện giấc mơ trở thành một cường quốc về vũ trụ.

Được biết, phía CHDCND Triều Tiên đang đặc biệt theo dõi về vụ phóng tên lửa của nước láng giềng. Ngày 10-8, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, quan điểm của các nước thành viên về đàm phán 6 bên trước việc Hàn Quốc phóng tên lửa sẽ chứng tỏ nguyên tắc công bằng có được áp dụng đối với Bình Nhưỡng hay không. Đồng thời, Bộ này cũng nhắc lại việc HĐBA LHQ “không công bằng” khi lên án Triều Tiên trong vụ phóng tên lửa hồi tháng 4 và khẳng định: “Chúng tôi sẽ lưu ý xem HĐBA có dự định lên án việc Hàn Quốc phóng tên lửa hay không?”. 


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông