HĐBA họp kín về vụ Triều Tiên phóng vệ tinh

16:26 06/04/2009

Trưa qua (5-4), Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc xác nhận CHCDND Triều Tiên đãthực hiện vụ phóng tên lửa Taepodong-2. Ít giờ sau, Bình Nhưỡng khẳngđịnh đây là một vụ phóng vệ tinh và vệ tinh đã đi vào quỹ đạo thànhcông.
Trưa qua (5-4), Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc xác nhận CHCDND Triều Tiên đãthực hiện vụ phóng tên lửa Taepodong-2. Ít giờ sau, Bình Nhưỡng khẳngđịnh đây là một vụ phóng vệ tinh và vệ tinh đã đi vào quỹ đạo thànhcông.

Báo chí Hàn Quốc đăng tin Triều Tiên phóng tên lửa
Báo chí Hàn Quốc đăng tin Triều Tiên phóng tên lửa


Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và Trung tâm xử lý khủng hoảng của Nhật Bản xác nhận tên lửa Triều Tiên được phóng vào lúc 11h20' ngày 5-4 (giờ địa phương, tức 9h20' giờ Hà Nội) từ bãi phóng Musudan-ri ở vùng duyên hải phía Đông bán đảo Triều Tiên. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết, tên lửa bay qua nước này và hướng về Thái Bình Dương. Hai tầng đẩy của tên lửa đã rơi xuống biển ở phía đông và tây của Nhật Bản. Đến chiều qua vẫn chưa có báo cáo về bất cứ mảnh vỡ nào rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.

Trong khi đó, hãng tin Kyodo đưa tin không có tên lửa đánh chặn nào bắn vào tên lửa của Triều Tiên và không có báo cáo nào về thiệt hại trên mặt đất ở Nhật Bản. Điều đó cho thấy vụ phóng đã thành công. Và đến trưa 5-4, Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) phát tin khẳng định vệ tinh Kwangmyongsong-2 được đẩy bằng tên lửa Taepodong-2 đã đi vào quỹ đạo. KCNA cho biết, tên lửa cõng vệ tinh đã được phóng tại bãi phóng Donghae, tỉnh Bắc Hamkyung, và chỉ sau 9 phút 2 giây vệ tinh này đã đi vào quỹ đạo.

C?ng theo KCNA, vệ tinh Kwangmyongsong-2 mang theo thiết bị kiểm tra và thiết bị thông tin cần thiết. Hiện nay vệ tinh đang vận hành bình thường trên quỹ đạo. Tuy nhiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc nghi ngờ thông báo này và cho rằng chưa có bằng chứng khẳng định tên lửa Taepodong-2 được phóng có cõng theo vệ tinh như Triều Tiên tuyên bố.



Báo chiều 5-4 bán chạy như tôm tươi ở Hàn Quốc


Phản ứng của các nước

Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cho biết, hành động phóng tên lửa của Triều Tiên là "không thể bỏ qua" và khẳng định Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để đối phó vấn đề này một cách "cứng rắn và mạnh mẽ". Trước mắt, Tokyo xem xét khả năng kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên thêm 1 năm nữa. Nếu biện pháp này được thông qua, Nhật sẽ tiếp tục cấm các tàu đến từ Triều Tiên, cấm nhập khẩu từ Triều Tiên, cấm người mang quốc tịch Triều Tiên tới Nhật Bản và cấm xuất khẩu xa xỉ phẩm đến Triều Tiên.

Cùng ngày, Mỹ tuyên bố việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa là một hành động khiêu khích với toàn thế giới và cảnh cáo Bình Nhưỡng phải ngừng ngay những hành động liều lĩnh như trên. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, động thái phóng tên lửa của Triều Tiên chỉ làm nước này thêm cô lập với cộng đồng quốc tế. Ông Obama nhấn mạnh, Bình Nhưỡng cần suy nghĩ một cách khôn ngoan hơn là thực hiện những hành động không có lợi cho quốc gia.

Trong khi đó, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Lee Dong-kwan tuyên bố Seoul "lấy làm tiếc về vụ phóng tên lửa liều lĩnh" của Bình Nhưỡng, coi đây là "mối đe doạ nghiêm trọng đối với an ninh trên bán đảo Triều Tiên và thế giới". Ông Lee cũng tuyên bố Hàn Quốc sẽ có biện pháp "kiên quyết" đối với hành động của Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Lee không cho biết cụ thể về việc này mà chỉ nói rằng Seoul sẽ "kiên nhẫn" chờ Triều Tiên thay đổi thái độ.

Từ châu Âu, Anh và Pháp cũng chỉ trích hành động phóng tên lửa của Triều Tiên và hối thúc nước này không tái diễn các hành động tương tự. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon cho biết ông lấy làm tiếc vì việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa bất chấp khuyến cáo của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc tỏ ra hết sức thận trọng với vụ việc này và cho rằng, phản ứng quyết liệt của các nước láng giềng chỉ tăng thêm căng thẳng trong khu vực Đông Bắc Á.

Được biết, vào 2h sáng nay 6-4, HĐBA LHQ đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp kín theo yêu cầu của Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, giới quan sát phân tích rằng LHQ khó có thể đưa ra một ghị quyết chung do 5 quốc gia thường trực có quan điểm trái ngược nhau. Trong khi Mỹ, Pháp, Anh lên tiếng chỉ trích Triều Tiên "cố tình khiêu khích và vi phạm Nghị quyết của LHQ" thì Trung Quốc và Nga cho rằng Bình Nhưỡng có quyền thăm dò vũ trụ một cách hòa bình. 

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích