Đầu năm 1991, Công an quận Ngô Quyền đã phá băng cướp cực kỳ nguy hiểm do Kỳ “híp” (tức Nguyễn Hồng Kỳ, sinh 1969, trú tại phố Chu Văn An, phường Lê Lợi) cầm đầu, bắt 21 tên và làm rõ hàng chục vụ án chúng gây ra trên khắp địa bàn thành phố. Đây là một trong những băng ổ tội phạm gây nhức nhối vào bậc nhất ở Hải Phòng những năm 90 của thế kỷ trước bị triệt xóa và được xem như thắng lợi lớn của CATP thời điểm đó góp phần ngăn chặn, kiềm chế hoạt động của bọn tội phạm, đem lại bình yên cho Nhân dân.
Chồng sa chân vào con đường nghiện ngập, không những ngăn cản mà vợ còn tích cực tiếp tay, giúp biến nhà mình trở thành “lô cốt” vững chãi, phục vụ cho việc tổ chức mua bán trái phép chất ma túy.
Để có tiền trả nợ cho những phi vụ làm ăn thua lỗ của mình, Phạm Thị Hà, sinh 1972, ở thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, đã vẽ ra một kế hoạch vô cùng hoàn hảo bằng thủ đoạn lừa đảo “vay tiền trả lãi suất cao”, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của một số người cả tin, nhẹ dạ trên địa bàn huyện. Cũng vì cú lừa bạc tỷ này, người phụ nữ chưa từng có tiền án tiền sự gì trước đó đã đưa mình vào vòng lao lý, sống cả phần đời còn lại trong song sắt trại giam.
Tình cảm vợ chồng được gìn giữ và vun vén trong mỗi nếp nhà. Nhưng với Hà Duy Nhượng- phạm nhân chịu mức án chung thân về tội giết người mà chúng tôi có dịp tiếp xúc lại đi ngược lại truyền thống đạo đức quý giá ấy. Giờ đây phần đời còn lại Nhượng phải trả giá sau cánh cửa trại giam, song có lẽ bản án lương tâm mới thực sự là thứ ghê gớm và đáng sợ nhất mà hắn phải đối mặt từng ngày…
Giữa năm 2016, thành phố xuất hiện nhóm chuyên cướp giật tài sản. Chọn thời điểm buổi trưa vắng, ở những tuyến đường ít người qua lại, các đối tượng nhác thấy ai sơ hở sẽ nhanh chóng ra tay cướp giật tài sản, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Sự táo tợn, liều lĩnh của chúng đã làm nạn nhân bị thương tích.
“Sức dài, vai rộng” nhưng vì lười làm, sẵn tính côn đồ, hung hãn, Nguyễn Văn Chuộng, sinh 1982, ở thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương, đã chiêu mộ một số đàn em tiến hành làm “luật” với các chủ tài hút cát trên sông Cấm.
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo của người dân, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự - CAHP đã quyết định thành lập Chuyên án 998, giao cho Đội H88 làm chủ công “dẹp loạn” tại bến xe Niệm Nghĩa, trả lại sự yên ổn làm ăn cho chủ hàng, lái xe cũng như hành khách qua đây.
Vào những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỷ trước, mỗi lần nhắc tới địa danh bến xe Tam Bạc, Niệm Nghĩa, cầu Rào, người lương thiện ai cũng phải lắc đầu sợ sệt. Bởi ở đây sản sinh rất nhiều nhóm “Tổ bốc xếp” đặt ra “luật rừng” yêu cầu chủ hàng, lái xe, khách phải tuân theo.
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20, gần khu tập thể H34, thuộc phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, hình thành 1 bãi rác thải sinh hoạt lớn của thành phố. Hàng ngày, tại đây tập trung hàng nghìn tấn rác thải được đưa về để xử lý chôn lấp. Cũng tại nơi này, đã hình thành nên một “xã hội” thu nhỏ của những người chuyên sống bằng nghề nhặt rác, buôn bán sắt phế liệu và một số ít trong đó đã trở thành những tên lưu manh khét tiếng mà Phạm Văn Quang (Quang “tơn”) là một ví dụ.
Mặc dù tài liệu thu thập đã khá đầy đủ nhưng Thiếu tá Du cùng Đại úy Điền quyết định tiếp cận với gia đình đối tượng Hùng. Trong “vai’ cán bộ Bộ NN & PTNT, 2 anh tìm xuống Đội 7, Nông trường Sông Bôi. Bố mẹ Hùng bữa đó đi vắng chỉ có vợ Hùng ở nhà. Trong khi trò chuyện, người vợ của gã cho biết, trước khi lấy nhau, chị này có biết Hùng có mối quan hệ yêu đương với cô Y.
Lời khai của anh Thịnh tại cơ quan công an là rất thành khẩn, cụ thể, rõ ràng. Như vậy, ngay trong buổi sáng hôm sau, tên cướp có hàm răng màu xỉn đã lại xuất hiện thuê xe ôm và gã không hề sợ hãi đưa toàn bộ giấy tờ cướp được của nạn nhân Vượng cho người này để khỏi phải trả tiền thuê xe.
Cuối năm, tiết trời se se lạnh. Mới hơn 18h, hành khách đi lại ở bến xe Nam Định vẫn còn khá đông đúc. Gác chân lên chiếc Cub 80-70, anh Vượng ngồi đón khách ở khu vực trước cổng bến xe. Vốn là công nhân Nhà máy dệt Nam Định, từ khi nhà máy lâm vào cảnh sa sút, vợ chồng anh phải nghỉ không lương. Có ít tiền gom góp từ lâu, anh mua chiếc xe máy, hành nghề chạy xe ôm kiếm tiền nuôi con.
Đôi nam nữ cùng dắt nhau vào nhà nghỉ qua đêm, thế nhưng chỉ mới 4h sáng, người nam giới đã nhanh chóng trả phòng bỏ về. Hắn không có tiền mặt để trả tiền phòng cho lễ tân mà lại dùng một chiếc điện thoại di động để cầm cố. Trước khi bước ra khỏi nhà nghỉ, hắn còn cố dặn dò người lễ tân rằng đừng lên gác đánh thức cô gái trong phòng hắn dậy vội, cứ để cho cô ngủ yên…
Buổi trưa ngày 6-1-2016, hàng xóm phát hiện căn nhà của bà Nguyễn Thị Hạt, sinh 1961, ở thôn Lĩnh Đông, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, bốc mùi nặng. Đến gần kiểm tra, người dân bàng hoàng phát hiện bà Hạt đã nằm chết trên giường...
Chỉ vì không kiềm chế được cơn nóng giận khi vợ mình là Lê Thị Nhuần (SN 1965) mải đi chợ không chịu về nhà lo cúng giỗ, Vũ Văn Yêu (SN 1965), trú tại xóm Trung, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên đã biến mình trở thành kẻ vô nhân tính khi tự tay đầu độc giết chết người gối ấp tay kề với mình. Tội ác tày đình của kẻ sát nhân máu lạnh đã khiến ngày giỗ cụ năm đó cũng chính là ngày giỗ của vợ mình những năm sau này.
Trong chuyến công tác tại Trại giam Xuân Nguyên (Tổng cục VIII- Bộ Công an), chúng tôi được dịp tiếp xúc với phạm nhân Phạm Văn Quê, sinh 1960, ở đường Lán Bè, phường Lam Sơn, quận Lê Chân. Ít ai biết rằng, Phạm Văn Quê chính là người từng 2 lần lĩnh án “tử” bởi nếu không may mắn được đặc ân giảm án của pháp luật, có lẽ anh ta đã “xanh cỏ” từ lâu...
Công an quận Hồng Bàng phối hợp kiểm tra, xử lý 7 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Phòng An ninh kinh tế - CATP: Phát hiện, xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường
Chuyên mục luật phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý về an ninh, trật tự
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh