Hơn 3 tỉ người sẽ thiếu nước sạch

01:04 21/03/2009

LHQ vừa lên tiếng cảnh báo một nửa dân số thế giới có thể bị thiếu nướcvào năm 2025. Các yếu tố như hạn hán, dân số gia tăng, đô thị hóa, biếnđổi khí hậu và thói quen sử dụng lãng phí nước sạch có thể sẽ đẩy thếgiới tới một thảm họa.   
LHQ vừa lên tiếng cảnh báo một nửa dân số thế giới có thể bị thiếu nướcvào năm 2025. Các yếu tố như hạn hán, dân số gia tăng, đô thị hóa, biếnđổi khí hậu và thói quen sử dụng lãng phí nước sạch có thể sẽ đẩy thếgiới tới một thảm họa.   

Cảnh lấy nước hằng ngày ở thủ đô Dhaka, Bangladesh
Cảnh lấy nước hằng ngày ở thủ đô Dhaka, Bangladesh

Trong nỗ lực tìm một giải pháp lâu bền để cứu nhân loại trước thách thức khổng lồ nói trên, Diễn đàn thế giới về nước đang diễn ra tại Istanbul (Thỗ Nhĩ Kỳ) từ ngày 16 đến 22-3. Sự kiện này được tổ chức 3 năm một lần, thu hút đại diện của 3.000 tổ chức và hơn 10.000 người trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng môi trường của nhiều nước.

Các báo cáo tại Diễn đàn nước sạch 2009 cho thấy, hiện nay thế giới có gần 1 tỉ người không có nguồn nước uống và 2,5 tỉ người không có nước sạch sinh hoạt. Nhưng điều nguy hiểm hơn là thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi, nguồn cung cấp thực phẩm cho sự sống. Dân số thế giới tăng thêm mỗi năm 80 triệu, do vậy nhu cầu sử dụng nước cũng tăng thêm 64 tỉ mét khối mỗi năm. Nếu tiếp tục quản lý nguồn nước một cách vô tội vạ, không biết lo xa và thiếu quân bình, thì nhiều vùng đất trên địa cầu sẽ không tránh khỏi hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, kinh tế và cho con người.

Tình trạng thiếu nguồn nước sạch - theo định nghĩa là loại nước mà con người có thể sử dụng cho việc uống, tắm và nấu ăn - đã khiến nhiều nông dân tại các nước nghèo phải đi bộ nửa ngày trước khi lấy được nước sinh hoạt. Ông Ger Bergkamp, Tổng Giám đốc Hội đồng Nước Thế giới cho biết trong vòng 50 năm tới, dân số thế giới sẽ tăng thêm từ 40 đến 50%, và tình trạng này, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, sẽ khiến cho nhu cầu nước ngọt tăng lên, gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.



Trẻ em đi lấy nước ở thủ đô Dhaka, Bangladesh 


Tại nhiều châu lục, nước đã trở thành khan hiếm do nhiều yếu tố: dân số tăng, khí hậu thay đổi. Khu vực châu Phi gần như rơi vào tình trạng cực kỳ đen tối vì công cuộc quản lý nguồn nước xuống cấp. Giới chuyên gia không loại trừ khả năng xẩy ra "bạo loạn vì nước" tương tự như "bạo loạn vì đói" hồi năm 2008. Châu Á, hiện đang là nơi sinh sống của hơn 4 tỉ người, cũng sẽ là khu vực có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là tại hai quốc gia Ấn Độ và Trung Quốc, nơi mà tình trạng bùng nổ dân số đã đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng về nguồn nước.

Hiện nay, nguồn tài nguyên nước ngọt phân bố không đều trên bề mặt trái đất. 60% trữ lượng nước ngọt trên thế giới tập trung trong lãnh thổ của 09 quốc gia là Brazil, Nga, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Colombia và Peru. Trên lãnh thổ châu Á, nơi sinh sống của gần 60% dân số thế giới (khoảng 4 tỷ người) lại chỉ có 30% lượng nước ngọt toàn cầu. 20 quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi, Trung cận Đông và Trung Á đều gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng. 

Gỉải pháp cho tình hình khủng hoảng nước là khai thác, sử dụng nước mưa, cải thiện hệ thống tích trữ và bảo tồn nước, áp dụng kỹ thuật tưới nướchiệu quả hơn và sử dụng những cây trồng có khả năng chịu hạn. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý, sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều người được tiếp cận nước sạch.  Theo LHQ, chính phủ các nước phải ưu tiên chính sách quản lý nước ngang hàng với phát triển kinh tế, năng lượng và an ninh. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế  là giải pháp hay nhất để phòng ngừa xung đột về nước ngọt - nguồn tài nguyên càng ngày càng hiếm này. 

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích