Hơn 9.000 tấn chất thải hóa chất bảo vệ thực vật bị tiêu hủy

23:10 14/12/2015

Hơn 9.000 tấn chất thải hóa chất bảo vệ thực vật dạng tồn lưu nồng độ cao bị tiêu hủy và hơn 3.000 m3 đất ô nhiễm được cô lập.

Đó là kết quả của dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư dạng khó phân hủy tại Việt Nam (POP) do Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các đơn vị thực hiện.

Trước những năm 1990 Việt Nam đã sử dụng nhiều chủng loại hóa chất làm thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Nhưng do nhận thức về tính độc hại chưa cao, công nghệ và cách xử lý chưa có hướng dẫn cụ thể, nên thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu bị đem chôn lấp dưới lòng đất, một số thuốc chứa trong các kho cũ không đảm bảo an toàn, dễ gây rò rỉ bên ngoài. Đến năm 2010, Việt Nam có hơn 1.000 điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu dạng POP, trong đó gần 300 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu.

Trước thực trạng này, Bộ Tài nguyên cùng tổ chức quốc tế đã thực hiện dự án trên để đưa ra các biện pháp xử lý kho hóa chất bảo vệ thực vật chứa chất hữu cơ nguy hại, ngăn ngừa nguồn phát sinh thêmSau 5 năm thực hiện, 12 khu vực ô nhiễm đã được xử lý, cái tạo, phục hồi. "Trong đó 9.000 tấn chất thải POP và đất nhiễm nặng được thu gom, đóng gói và tiêu hủy; hơn 5.200 m3 đất nhiễm được bao vây, cô lập với ước tính 2.000 người giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm POP", ông Hoàng Thành Vĩnh, giám đốc dự án cho biết.

Các chuyên gia cảnh báo, người dân nên tránh xa địa điểm có hóa chất bảo vệ thực vật dạng POP, vì chúng có thể gây ngộ độc tức thời dẫn đến tử vong, hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Người bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật POP thông qua thực phẩm ô nhiễm, uống nước ô nhiễm và tiếp xúc trực tiếp. 

Theo Phạm Hương/VNE

 


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông