Libya hỗn loạn

16:10 23/02/2011

Làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Libya bắt đầu từ thành phố Benghazi lan đến thủ đô Tripoli tiếp tục diễn biến nghiêm trọng với hàng trăm người thiệt mạng và bị thương.
Làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Libya bắt đầu từ thành phố Benghazi lan đến thủ đô Tripoli tiếp tục diễn biến nghiêm trọng với hàng trăm người thiệt mạng và bị thương.

Người biểu tình kiểm soát thành phố Benghazi, Libya
Người biểu tình kiểm soát thành phố Benghazi, Libya

Theo các nguồn tin phương Tây, người biểu tình đã kiểm soát nhiều thành phố của Libya chủ yếu là các thành phố miền Đông, trong đó có Benghazi, thành phố lớn thứ hai Libya, và Sirte, thành phố quê hương của Tổng thống Moamer Kadhafi. Một phóng viên của hãng tin Reuters, cho biết tòa nhà Quốc hội Libya tại thủ đô Tripoli đã bị cháy. Trong một diễn biến có liên quan, những người chứng kiến cho biết người biểu tình tại Tripoli đã đuổi các quan chức Đài truyền hình và Đài phát thanh quốc gia. Tuy nhiên, Đài truyền hình đã nối lại hoạt động vào tối 21-2.

Trong tình hình hỗn loạn, rạng sáng 22-2, Tổng thống Libya Moammar Gadhafi đã xuất hiện trên truyền hình và gọi các hãng thông tấn phương Tây là “chó má”. Đại tá xuất hiện chỉ chưa đầy một phút và tuyên bố: “Tôi muốn nói rõ rằng tôi đang ở Tripoli chứ không phải Venezuela. Đừng có tin những kênh nước ngoài, chúng chỉ là những con chó thôi”. Trước đó, có tin nói rằng ông Gaddafi đã buộc phải tháo chạy khỏi Libya, đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Anh William Hague xác nhận “có thông tin Gaddafi đang trên đường tới thủ đô của Venezuela”.

Các nguồn tin cho biết Chính phủ Libya đã thực hiện các biện pháp mạnh. Tại thủ đô Tripoli, trung tâm quyền lực của ông Kadhafi, lực lượng an ninh đã ném lựu đạn vào người biểu tình. Kênh truyền hình Al Jazeera dẫn một số nguồn tin người biểu tình nói rằng máy bay quân sự đã tấn công người biểu tình ở thủ đô Tripoli khi họ đang tiến đến một căn cứ quân sự. Số người chết vì bất ổn trong 7 ngày qua có thể lên tới 400 người.  Tuy nhiên, Seif al-Islam, con trai Tổng thống Kadhafi, đã bác bỏ cáo buộc trên.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, một số quan chức ngoại giao, sĩ quan và binh sĩ Libya bày tỏ phản đối sử dụng vũ lực đối với người biểu tình. Hai máy bay chiến đấu Mirage và hai máy bay lên thẳng dân sự của Libya đã bất ngờ hạ cánh ở Malta. Các phi công Libya đào tẩu sang nước này nói rằng họ đã nhận được lệnh bắn vào người biểu tình. Bộ trưởng Tư pháp Lybia Mustapha Abdul Jalil đã từ chức để phản đối việc “sử dụng vũ lực quá lớn” của chính phủ. Đặc sứ của Libya tại Liên đoàn Ảrập Abdel Moneim al-Honi cũng tuyên bố “tham gia cuộc cách mạng”.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã bày tỏ “bất bình” trước thông tin lực lượng an ninh Libya bắn vào người biểu tình từ máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. Theo phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ, nếu các thông tin này được xác minh, những hành động tấn công dân thường như vậy là “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”. Các ngoại trưởng EU cũng ra tuyên bố chung lên án vụ trấn áp tại Libya. Nhiều nước đang tìm cách sơ tán công dân khỏi Libya đồng thời khuyến cáo không đến Libya. Quân đội Ai Cập cùng ngày nói lính biên phòng Libya đã rút khỏi biên giới hai nước và biên giới hiện do các ủy ban nhân dân kiểm soát.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông