Liên quân bất đồng việc ai sẽ chỉ huy

17:17 23/03/2011

Đêm thứ ba liên tiếp, tại thủ đô Tripoli, người ta nghe thấy nhiều tiếngnổ trong đêm thứ ba liên tiếp kể từ khi phương Tây không kích Libya.
Đêm thứ ba liên tiếp, tại thủ đô Tripoli, người ta nghe thấy nhiều tiếngnổ trong đêm thứ ba liên tiếp kể từ khi phương Tây không kích Libya.

Trụ sở của ông Gadafi bị trúng tên lửa
Trụ sở của ông Gadafi bị trúng tên lửa

Truyền hình quốc gia Libya phát những hình ảnh cho thấy một số địa điểm, trong đó có một căn cứ hải quân gần trụ sở đài truyền hình tại thủ đô Tripoli và một đường ống dẫn dầu tại Shaab, thành phố cảng phía Đông Tripoli, bị giội bom. Người phát ngôn Chính phủ Libya, ông Mussa Ibrahim đã kịch liệt lên án các vụ ném bom trên. Ông nhấn mạnh đã có thêm nhiều dân thường thiệt mạng, nhiều sân bay dân sự và cảng biển bị phá hủy trong các vụ không kích mới.

Ngược lại, phía liên quân nói rằng các hình ảnh vệ tinh và tin tức tình báo cho thấy quân đội Libya vẫn tấn công lực lượng đối lập, bất chấp tuyên bố ngừng bắn ngày 18-3. Vì vậy, Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ, Tướng Carter Ham cho biết liên quân tiếp tục tiến hành các cuộc không kích ở Libya, đẩy mạnh mở rộng vùng cấm bay về phía Nam và phía Tây, cuối cùng sẽ mở tới thủ đô Tripoli. Ngoài Canada và Italia, lực lượng liên quân sẽ có thêm Tây Ban Nha, Bỉ, Đan Mạch và Qatar tham gia chiến dịch quân sự. Qatar là quốc gia Arập duy nhất trong liên minh này.

Mỹ không muốn "gánh nặng Libya"

Ngày 21-3, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức khẳng định Washington sẽ trao lại vai trò cầm đầu tại Libya nhằm đảm bảo việc thực thi nghị quyết của Liên Hợp Quốc phải được chia sẻ giữa các nước. Nhà lãnh đạo này cũng không úp mở khi nói đến lý do Washington không muốn tiếp tục dẫn dắt liên quân đánh Libya, bằng cách nhắc đến các sự kiện trong quá khứ, khi Mỹ thường "hành động đơn phương không có sự ủng hộ hoàn toàn của quốc tế" và chúng kết thúc với việc Mỹ phải "chịu toàn bộ gánh nặng chiến tranh". Lần này Mỹ không muốn Libya tiếp bước Afghanistan và Iraq thành "của nợ" đối với riêng họ.

Liên quân sẽ do ai dẫn dắt?

Vì không muốn gánh nặng Libya trên vai, Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho một liên quân do Pháp, Anh hoặc NATO đứng đầu, nhưng trên thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy. Hiện Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức phản đối NATO nắm quyền chỉ huy. Trong khi đó, Itali lại ủng hộ nhiệt tình việc NATO dẫn dắt chiến dịch với tuyên bố nếu đều này không diễn ra thì họ có thể không cho phép các nước tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự của mình khi đánh Libya. Nước Anh cũng có quan điểm tương tự khi Thủ tướng David Cameron ủng hộ NATO "thử nghiệm vai trò chỉ huy" tại Libya.

Tổng thống Nga nói về Nghị quyết 1973

Ngày 21-3, trong một phát biểu gây bất ngờ, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói nghị quyết 1973 của LHQ đối với Libya là không sai. Ông Medvedev nói: "Những việc diễn ra ở Libya hiện nay là kết quả của hành vi của giới lãnh đạo Libya cũng như tội ác của họ đối với dân chúng". Tổng thống Medvedev đã không yêu cầu các nhà ngoại giao Nga phủ quyết nghị quyết "vì một lý do, tôi không nghĩ nghị quyết này có gì sai". Tuy nhiên, ông Medvedev khẳng định Nga không tham gia hoạt động quân sự nào cùng liên quân. Trước đó, cả Bộ Ngoại giao Nga và Trung Quốc mặc dù tuyên bố "lấy làm tiếc" về chiến dịch quân sự nhằm vào Libya nhưng không kêu gọi ngừng tấn công.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông