Liên quân định cấp vũ khí cho phe nổi dậy

19:56 31/03/2011

Trong ngày 29-3, các máy bay và một tàu khu trục của Mỹ đã tấn công các tàu của Libya sau khi có tin hải quân Libya bắn bừa bãi vào các tàu buôn ở cảng Misrata.
Trong ngày 29-3, các máy bay và một tàu khu trục của Mỹ đã tấn công các tàu của Libya sau khi có tin hải quân Libya bắn bừa bãi vào các tàu buôn ở cảng Misrata.

Cận cảnh bom rơi xuống Tripoli
Cận cảnh bom rơi xuống Tripoli

Đến đêm 29-3 (rạng sáng 30-3, giờ HN), liên quân đã bắn 22 quả tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu tại Libya, đồng thời tiến hành 115 phi vụ không kích và tuần tiễu trên bầu trời của quốc gia Bắc Phi này. Đây là lần đầu tiên trong vài ngày qua, liên quân sử dụng một lượng tên lửa Tomahawk nhiều như vậy để tấn công Libya, nâng tổng số tên lửa Tomahawk sử dụng từ ngày 19-3 đến nay lên trên 200 quả.

Được biết, phần lớn số tên lửa trên là của Mỹ, trong khi mỗi tên lửa có giá 1,5 triệu USD. Vì thế, chỉ tính riêng đạn pháo, chi phí đã lên gần 300 triệu USD. Thông báo của Lầu năm góc ngày 29-3 cho thấy Mỹ đã tiêu tốn 550 triệu USD tính tới thời điểm này và có thể tăng thêm 40 triệu USD nữa trong vài tuần tới. Từ ngày 19 đến 28-3, Bộ quốc phòng Mỹ đã sử dụng hơn 60% ngân quỹ cho đạn dược, bao gồm tên lửa và các loại bom, phần còn lại được dùng để triển khai quân đội và chi phí chiến trường, như năng lượng tăng thêm cho các máy bay và tàu chiến.

Người phát ngôn Lầu năm góc Kathleen Kesler xác nhận “chi phí tương lai có thể cao một cách khó lường”. Tuy nhiên, bà Kesler nói các khoản chi của Mỹ có thể giảm bớt khi quyền chỉ huy các chiến dịch được chuyển giao dần sang cho NATO. “Sau đó, nếu lực lượng Mỹ tiếp tục duy trì mức độ như hiện tại và các chiến dịch tiếp diễn, chúng ta sẽ chỉ tiêu tốn thêm khoảng 40 triệu USD một tháng”.

Cũng trong ngày 29-3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có các cuộc trả lời phỏng vấn với ba kênh truyền hình lớn của Mỹ. Ông khẳng định khả năng vũ trang cho lực lượng nổi dậy là “để ngỏ”. Nhà lãnh đạo này nói: “Tôi không khẳng định, nhưng cũng không phủ nhận. Tôi cho rằng nếu chúng ta muốn đưa vũ khí vào Libya, chúng ta có thể làm được”. Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ sẵn sàng thương lượng dàn xếp cuộc xung đột với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, nhưng chỉ với điều kiện ông Gaddafi từ bỏ quyền lực.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết Pháp và các đối tác đang chuẩn bị thảo luận về việc trang bị vũ khí cho phe đối lập Libya mà vẫn tuân theo nghị định 1973 của Liên Hợp Quốc. Tờ Daily Mail của Anh cũng cho biết, các thành viên của quân nổi dậy đã nói với Thủ tướng Anh David Cameron hôm 29-3 rằng, họ có thể đánh bại phe chính phủ trong vài ngày nếu họ được phương Tây hỗ trợ vũ khí và tăng cường sức mạnh. Như vậy, cả Anh cũng đang cân nhắc tới khả năng trang bị vũ trang cho phe nổi dậy Libya.

Vài ngày qua, phe nổi dậy ở Libya thắng thế khi chiếm giữ được một số khu vực quan trọng. Tuy nhiên, tới hôm qua, lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi đã tấn công trở lại và đánh đuổi quân nổi dậy ra xa khoảng 10 km. Phe nổi dậy buộc phải rút lui khỏi thành phố Ras Lanuf. Hàng trăm người thuộc phe đối lập cũng bỏ chạy hoảng loạn từ thành phố Bin Jawad mới chiếm được. Hàng loạt vụ nổ xảy ra ở thành phố Misrata, nơi lực lượng chính phủ đang tìm cách chiếm lại. Sự rút lui của họ cho thấy họ đã mất ưu thế sau các cuộc không kích giúp sức của liên quân. 

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông