Mỹ chỉ trích hành động gây hấn trên Biển Đông

16:30 06/08/2012

Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố thể hiện sự lo ngại về tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốcnâng cấp hành chính “thành phố Tam Sa” và thành lập đơn vị đồn trú quânsự mới.
Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố thể hiện sự lo ngại về tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốcnâng cấp hành chính “thành phố Tam Sa” và thành lập đơn vị đồn trú quânsự mới.

TNS John Kerry là người giới thiệu S. Res 524 lên Thượng viện Mỹ
TNS John Kerry là người giới thiệu S. Res 524 lên Thượng viện Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3-8 cho rằng các hành động này của Trung Quốc đi ngược lại các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng, đồng thời khiến nguy cơ căng thẳng tiếp tục leo thang trong khu vực. Tuyên bố nói rõ rằng Mỹ không có lập trường về các tranh chấp chủ quyền đối với các đảo, cấu trúc địa chất trên Biển Đông và cũng không có tham vọng lãnh thổ tại đây. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng các quốc gia trong khu vực nên hợp tác và dùng biện pháp hợp tác và ngoại giao để giải quyết các tranh chấp mà không có ép buộc, không đe dọa nhau, không sử dụng vũ lực.

Cùng ngày 3-8, Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ cũng đã giới thiệu Dự luật H.R.6313 nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình và hợp tác các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cũng như các vùng biển khác ở Đông Á. Hạ nghị sỹ Faleomavaega cho biết việc giới thiệu một dự luật thay vì một nghị quyết về vấn đề này cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Với việc Trung Quốc tiếp tục ép buộc và hăm dọa các nước láng giềng, Hạ nghị sỹ Faleomavaega nói ông lo ngại sâu sắc về những đòi hỏi chủ quyền quá mức, không có cơ sở pháp lý quốc tế của Trung Quốc.

Hạ nghị sỹ Faleomavaega kêu gọi, là một cường quốc toàn cầu, Trung Quốc có lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình, do vậy yêu cầu Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương và ngay lập tức tham gia đàm phán với ASEAN về COC mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý.

Trước đó, vào ngày 2-8, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết thông qua nghị quyết S. Res 524 về Biển Đông với nội dung lên án các hành động đơn phương của Trung Quốc. Sau khi liệt kê một loạt các hành động gần đây của Trung Quốc như việc lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” và Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định triển khai lính đồn trú tới khu vực này, phần lời tựa của bản Nghị quyết của Thượng viện Mỹ khẳng định những bước đi này trái với những nguyên tắc đã được thỏa thuận liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và cản trở biện pháp hòa bình giải quyền tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Nghị quyết S. Res 524 cho rằng, trong lúc chưa tìm được một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp về quyền tài phán và lãnh thổ, các nước ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau cam kết “tự kiềm chế khi tiến hành các hoạt động để tránh làm phức tạp hoặc làm leo thang các tranh chấp, trong đó có việc kiềm chế việc đưa người ra ở trên các đảo, bãi đá, đảo san hô hoặc các bãi cạn hiện chưa có người ở; đồng thời xử lý các bất đồng theo những cách thức mang tính xây dựng”.


Việt Anh (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông