Mỹ lên kế hoạch cải tổ ngoại giao, tình báo

15:31 07/12/2010

Tiếp tục khắc phục những hậu quả sau vụ trang mạng WikiLeaks tiết lộhàng trăm nghìn điện tín ngoại giao nội bộ, chính phủ Mỹ đã lên kếhoạch thực hiện một cuộc cải tổ lớn trong ngành ngoại giao, quân đội vàtình báo.
Tiếp tục khắc phục những hậu quả sau vụ trang mạng WikiLeaks tiết lộhàng trăm nghìn điện tín ngoại giao nội bộ, chính phủ Mỹ đã lên kếhoạch thực hiện một cuộc cải tổ lớn trong ngành ngoại giao, quân đội vàtình báo.

Cộng đồng tình báo Mỹ có tới 16 cơ quan khác nhau và hầu hết các Bộ quan trọng của Mỹ (Quốc phòng, Ngoại giao, An ninh nội địa, Năng lượng, Ngân khố, Tư pháp) đều có cơ quan hay đơn vị tình báo, hoạt động ở mọi ngóc ngách của thế giới. Vụ WikiLeaks hiện nay rõ ràng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngoại giao Mỹ và câu hỏi đặt ra là phải cải tổ cơ cấu tình báo như thế nào.

Ngay sau vụ rò rỉ khoảng 250.000 bản điện tín ngoại giao và phát hiện kẻ tình nghi là hạ sĩ Bradley Manning, thuộc một đơn vị phân tích tình báo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cắt đứt đường kết nối cơ sở dữ liệu với Bộ Quốc phòng để củng cố hệ thống của mình. Sau vụ khủng bố 11-9 hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ đã thiết lập một kênh truy cập cơ sở dữ liệu lẫn nhau, nhằm nâng cao khả năng phản ứng và xử lý thông tin nhanh. Bất kỳ ai có tài khoản đều có thể đăng nhập 2 hệ thống cơ sở dữ liệu này để tải tài liệu “nhạy cảm” xuống. Khoảng 2,5 triệu nhân viên dân sự và quân sự Mỹ có quyền tiếp cận với toàn bộ hoặc một phần cơ sở dữ liệu này.

Tuy nhiên, việc dừng kết nối như trên cũng chỉ là giải pháp mang tính tình thế của Bộ Ngoại giao Mỹ. Các bước đi tiếp theo của cơ quan này có thể là xây dựng lại quy trình gửi - nhận thông tin từ đại bản doanh Bộ Ngoại giao tới các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới; tăng cường tính bảo mật trong kết nối thông tin giữa các cơ quan tình báo của các Bộ; xét duyệt và phân quyền lại đối với các tài khoản được phép truy cập vào kho dữ liệu; thanh lọc nội bộ ở những bộ phận nhạy cảm…

Bên cạnh đó, các quan chức Bộ Ngoại giao cùng Lầu Năm Góc và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đang làm việc với giả định rằng họ sẽ thay đổi nhân sự ở một số đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ trong những tháng tới. Mục đích của Washington là nhằm bảo vệ các nhân vật có thể bị ảnh hưởng từ vụ tiết lộ gây chấn động thế giới này. Nhiều khả năng đại sứ hiện nay của Mỹ tại Afghanistan Karl Eikenberry phải về nước vì trong các tài liệu do WikiLeaks tiết lộ, vị đại sứ này đã đánh giá "gay gắt" về Tổng thống Hamid Karzai và các quan chức cấp cao khác.

Trong khi đó, phát biểu với báo giới, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết các nghị sỹ Mỹ vẫn tiếp tục làm việc để truy tố nhân vật sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange do đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Washington. Ông McConnell nhấn mạnh nếu cần, Mỹ có thể sửa đổi luật pháp để đưa "kẻ khủng bố công nghệ cao" ra vành móng ngựa. Còn theo giới quan sát, dù chưa thể khẳng định là tích cực hay tiêu cực nhưng rõ ràng Wikileaks, dưới sự dẫn dắt của Julian Assange, đang tạo ra những tiền đềcho việc thay đổi hoạt động của thế giới tình báo. Cũng phải khẳng định lại rằng, Mỹ sẽ không vì vụ WikiLeaks mà chấm dứt các hoạt động tình báo ngoại giao.


WikiLeaks là trang web đang sử dụng máy chủ đóng tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố. Trang mạng này đã ba lần tiết lộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới. Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28-11 vừa qua, WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động. Hiện "cha đẻ" WikiLeaks đang bị truy nã vànguồn thu tài chínhcủa trang mạng này đang bị thu hẹp.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích