NATO xem xét vụ Syria bắn máy bay Thổ Nhĩ Kỳ

14:29 26/06/2012

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay 26-6 sẽ nhóm họp khẩn cấp để xem xét vụ máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ bị quân đội Syria bắnrơi.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay 26-6 sẽ nhóm họp khẩn cấp để xem xét vụ máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ bị quân đội Syria bắnrơi.

Loại máy bay chiến đấu cùng loại với chiếc bị bắn rơi
Loại máy bay chiến đấu cùng loại với chiếc bị bắn rơi

Cuối tuần qua, người phát ngôn quân đội Syria xác nhận hệ thống pháo phòng không nước này đã bắn rơi một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22-6. Quân đội Syria cho biết máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn khi đang bay với tốc độ cao trên vùng biển quốc tế Địa Trung Hải và cách hải phận Syria chỉ 13 hải lý (20km). Syria đã ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay và nói rằng đây là một sự nhầm lẫn. Quân đội Syria cũng đang phối hợp với phía Thổ Nhĩ Kỳ để tìm kiếm hai phi công mất tích. Tuy nhiên, sự việc không chỉ đơn giản dừng lại ở lời xin lỗi và nỗ lực tìm người từ phía Syria. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ rất tức giận và quyết làm cho “ra ngô, ra khoai” vụ việc này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul tuyên bố nước này sẽ có “hành động cần thiết” chống Syria, rằng Ankara không thể phớt lờ thực tế này và sẽ thực hiện mọi điều cần thiết sau khi vụ việc được làm sáng tỏ. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu, chiếc máy bay trên không có bất cứ dấu hiệu thù địch nào hướng về Syria và Syria cũng không đưa ra cảnh báo nào trước khi bắn hạ. Ông cho biết đây là chiếc máy bay đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tiến hành một cuộc kiểm tra hệ thống radar chứ không phải thực hiện nhiệm vụ do thám. Ông Davutoglu cũng đã đối thoại với người đồng nhiệm bên phía Mỹ và các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khác, cũng như bên phía Đức và Iran.

Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi NATO triệu tập cuộc họp khẩn cấp về vụ việc. Theo Điều 4 trong Hiệp ước thành lập NATO, một nước thành viên nếu nhận thấy an ninh của mình bị đe dọa, có quyền yêu cầu tổ chức họp khẩn để tham vấn các thành viên khác trong khối. Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, tổ chức của 28 đại sứ NATO, hôm nay sẽ quyết định có đáp trả hay không. Được biết, lần cuối cùng NATO sử dụng tới điều 4 là chín năm trước cũng bởi Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi căng thẳng giữa họ với nước láng giềng Iraq gia tăng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sự cố với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vừa rồi khó có khả năng làm thay đổi tính toán của các bên, khi Mỹ và các nước phương Tây vẫn chưa can thiệp quân sự ở Syria.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về tác động của vụ Syria bắn rơi máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn của Tổng thư ký cho biết ông Ban Ki-moon đặc biệt lo ngại về các tác động nghiêm trọng đối với toàn khu vực có thể xảy ra sau sự cố này. Tổng thư ký kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế trong phản ứng của mình, đồng thời đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Syria tiến hành một cuộc tìm kiếm chung. Ông kêu gọi hai bên tiếp tục giải quyết tình hình bằng các biện pháp ngoại giao và cho biết Liên hợp quốc có thể giúp đỡ nếu hai bên gặp khó khăn.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông