Việc Mỹ lắp đặt các tên lửa phòng không tiên tiến Patriot ở Ba Lankhiến nước Nga cảm thấy rất khó chịu. Rất nhiều chỉ trích được Bộ Ngoạigiao Nga tuôn ra, nhưng điện Kremlin quyết định chỉ dừng ở lời nói chứkhông dàn trận tên lửa đối phó với Mỹ.
| |
Trước đó, ngày 24-5, Mỹ đã điều một khẩu đội tên lửa Patriot cùng hơn 100 binh sỹ đến căn cứ Morag của Ba Lan, cách tỉnh Kaliningrad của Nga khoảng 60km. Lực lượng này sẽ đóng tại đây hai năm và huấn luyện binh sĩ Ba Lan vận hành hệ thống tên lửa dẫn đường tiên tiến. Đây là đợt triển khai lực lượng rầm rộ nhất của Mỹ tới Ba Lan. Ngoài việc bố trí tại Ba Lan các tên lửa Patriot, Lầu Năm Góc cũng đã vạch kế hoạch triển khai bổ sung trên lãnh thổ nước Đông Âu này các tên lửa SM-3 có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo.
Việc triển khai tên lửa Patriot nói trên là một phần trong thỏa thuận được Ba Lan và Mỹ ký tháng 12-2009 nhằm nâng cấp hệ thống phòng không của quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này. Ba Lan liên tiếp khẳng định rằng quyết định chọn điểm đặt tên lửa gần vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga không mang động cơ chính trị hay chiến lược mà đơn giản vì nó có sẵn hạ tầng tốt.
Ngay khi biết tin Mỹ vận chuyển các tên lửa Patriot đến Ba Lan, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích quyết định của Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng: “Hành động quân sự đó không giúp củng cố an ninh chung của chúng ta cũng như không giúp phát triển các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau trong khu vực. Chúng tôi không hiểu tại sao Mỹ và Ba Lan lại triển khai tên lửa ở gần đường biên giới Nga và đến nay, các câu trả lời của Washington và Warsaw vẫn chưa khiến chúng tôi hài lòng".
Chuyên gia chính trị quân sự Pavel Felgengauer ở Nga nhận xét về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga như sau: “Người Nga không cảm thấy thoải mái và cũng không thích Mỹ lắp đặt các cơ sở quân sự ở những nước từng thuộc khu vực ảnh hưởng cũ của Liên Xô. Moscow muốn có quyền phủ quyết ở khu vực này và Moscow muốn phương Tây phải công nhận quyền đó dù chính thức hay không”. Tuy nhiên, ông Pavel tin rằng diễn biến mới nhất trên sẽ hầu như không gây ra sự thay đổi nghiêm trọng nào trong mối quan hệ giữa Nga - Ba Lan và rộng hơn là mối quan hệ giữa Nga với phương Tây.
Lý do Nga không làm căng là vì những tên lửa Patriot được lắp đặt ở Ba Lan chủ yếu là nhằm để đào tạo các binh lính nước này chứ không có nhiệm vụ quân sự thực sự nào. Trong tương lai trước mắt, mọi việc vẫn là như vậy. Tuy nhiên, Nga khó có thể chấp nhận được việc những hệ thống tên lửa dù chỉ có mục đích đào tạo được lắp đặt ngay cách biên giới Nga có vài km.
Nhận định của ông Felgengauer dường như là khá chính xác khi ngày 26-5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga ngày 26-5 cho biết Mátxcơva sẽ không triển khai các hệ thống tên lửa Iskander tại khu vực Kaliningrad để đáp trả việc Mỹ bố trí binh sỹ vàtên lửa Patriottại Ba Lan, gần biên giới Nga. Hãng thông tấn Nga Itar-Tass dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nói: "Hiện Nga không có ý định triển khai tên lửa Iskander vì tên lửa Patriot của Mỹ là một phần của hệ thống phòng thủ chống máy bay, chứ không phải chống tên lửa."
Điều này khác hẳn với tình hình trước đó. Với kế hoạch lắp đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và CH Czech của chính quyền Tổng thống Bush, Moscow đã từng đưa ra không ít lời đe dọa, cảnh báo về những biện pháp đáp trả mạnh mẽ đối với Mỹ.
VIỆT ANH (tổng hợp) |