Người dân thế giới tiết giảm tiêu dùng

16:11 03/03/2011

Tình trạng lạm phát cao là chủ đề của nhiều bài trên các tờ báo Trung Quốc mấy tháng gần đây. Tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong khi giá thực phẩm tăng 10,3% so với tháng trước đó.
Tình trạng lạm phát cao là chủ đề của nhiều bài trên các tờ báo Trung Quốc mấy tháng gần đây. Tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong khi giá thực phẩm tăng 10,3% so với tháng trước đó.

Phân vân chọn thực phẩm
Phân vân chọn thực phẩm

Bà Xảo là chủ tiệm tạp hóa trong một con ngõ nhỏ ở Bắc Kinh. Tiệm của bà bán đủ loại hàng sữa, đường, bia, dầu ăn và bột mì. Giá của các nhãn hàng, chẳng hạn như mì tôm, tăng từ 36 tệ mỗi thùng lên 45 tệ. Tất cả các loại bia cũng tăng giá trong thời gian gần đây. Bà Xảo đã bán hàng 8 năm và đợt tăng giá này là cao nhất mà bà từng thấy.

Trong cơn bão giá, cắt giảm chi tiêu là “thượng sách” của nhiều người dân ở Trung Quốc. Ông Zhao Zongya nói: “Khi giá tăng thì giải pháp duy nhất là mua ít đi hoặc ngừng hẳn không mua những thứ không cần thiết”. Mới vài tháng trước đây, ông chỉ phải chi 800 tệ (120 USD) mỗi tháng để mua thức ăn, nhưng giờ phải chi tới 1.100 tệ (165 USD). Giá trứng và táo đã tăng gấp đôi, do đó gia đình ông mua ít trứng hơn và ngừng ăn táo. Ông thường đi mua sắm trước khi chợ đóng cửa để có thể mua thức ăn với giá rẻ hơn, bởi người bán thường muốn bán rẻ cho hết. Hoặc ông vào siêu thị buổi sáng sớm để có thể tìm thực phẩm còn sót lại từ hôm trước với giá rẻ hơn.

Đi chợ tìm mua thực phẩm giá rẻ cũng là cách của Nguyễn Nhật Hạ, 24 tuổi, làm việc tại TP Hồ Chí Minh (Việt Nam). Với mức lương 3,5 triệu đồng mỗi tháng, cô gái này chọn cách tiết kiệm triệt để và lập ra phương án phòng bị lâu dài để sống chung với lũ. Ngoại trừ bữa trưa ăn cơm hàng gần cơ quan, Hạ bắt đầu tập tành chuyện bếp núc dù chỉ sống một mình. Thay vì dùng bữa ăn sáng và chiều tối ở hàng quán, cô đi chợ, mua thực phẩm về nhà tự nấu ăn. Ngay cả trong khâu đi chợ, cô cũng giảm khẩu phần thịt cá, chọn đồ rẻ hơn để tiết kiệm.

Ở thành phố Kokomo, bang Indiana, Mỹ, chị Nan Braun luôn tranh thủ mua tích trữ một số lượng lớn thực phẩm mỗi khi siêu thị giảm giá. Người phụ nữ này cũng tìm mua bột về tự làm bánh mì, thay vì mua bánh nướng sẵn ở siêu thị. Nan cho hay, gần đây gia đình chị phải chi thêm 50 USD tiền ăn mỗi tháng vì động đến cái gì cũng thấy tăng giá. Ở Cairo, Ai Cập, gia đình chị Manju cũng phải hy sinh nhiều món ăn khoái khẩu để tiết kiệm tiền. Chị mua ít hành hơn, mua nhiều rau xanh hơn và không mua thịt bò. “Chúng tôi chả có đủ tiền mà ăn thịt bò, ăn cá rẻ hơn - chị Manju cho biết - Khi có nhiều tiền hơn một chút thì tôi mua thịt gà”...

Trong khi đó, lạm phát ở Ấn Độ tăng đến mức 8,2% trong đầu tháng 2-2011 và giá lương thực liên tục tăng cao khiến nhiều gia đình không dám mua thịt và rau quả để ăn hằng ngày. Giá rau quả tươi tại Ấn Độ tăng 16%, đặc biệt giá hành tây (nguyên liệu cho hầu hết các món ăn Ấn Độ) đã tăng gấp 3 lần vào tháng 1-2011, giá thực phẩm tăng liên tục cũng khiến các chủ nhà hàng Ấn Độ điêu đứng. Ở Indonesia, mức lạm phát công bố gần đây nhất là 7%, do chi phí lương thực và năng lượng tăng. Giá ớt - loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của người Indonesia - tăng gấp mười lần trong vài tháng qua do mưa lớn ảnh hưởng đến mùa thu hoạch.


Tháng 2-2011, Tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông. Theo đó, người Việt Nam dẫn đầu khi dành ra 86% số tiền kiếm được để ăn chơi giải trí, trong khi Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì người Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc cùng 59%.
Nguồn: SGTT



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông