Nhiều sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima

15:50 17/03/2011

Cơ quan chức năng Nhật đang dốc toàn lực để xác định tình trạng phơi nhiễm phóng xạ quanh khu vực nhà máy và vùng lân cận.
Cơ quan chức năng Nhật đang dốc toàn lực để xác định tình trạng phơi nhiễm phóng xạ quanh khu vực nhà máy và vùng lân cận.

Kiểm tra mức độ nhiễm xạ với cư dân thành phố Fukushima
Kiểm tra mức độ nhiễm xạ với cư dân thành phố Fukushima

Chiều 16-3, truyền thông Nhật Bản dẫn nguồn tin từ Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) cho biết nồng độ phóng xạ tại khu vực quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã giảm rất nhanh, chỉ còn 3,3 milisievert. Trong khi đó, mật độ phóng xạ đo được tại thành phố Fukushima là 18,4 microsievert, tại thành phố Kuniyama 2,8 microsievert (1milisievert = 1.000 microsievert).

Trước đó, sáng 16-3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết kết quả đo nồng độ phóng xạ tại Nhà máy Fukushima 1 đã lên mức rất cao. Việc hạ nhiệt các lò phản ứng bằng nước phải ngưng lại vì cần rút công nhân ra khỏi môi trường nguy hiểm. Mức độ phóng xạ trong nhà máy có lúc tăng lên mức 1.000 millisievert trước khi hạ xuống mức 800 - 600 millisievert và rồi xuống thấp vào chiều cùng ngày. Cũng theo ông Edano, càng đi xa khỏi nhà máy thì mức phóng xạ càng giảm, xuống mức không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Giới chức Nhật Bản cho biết 70% các thanh nhiên liệu ở lò số 1 của nhà máy Fukushima 1 đã bị hư hại nghiêm trọng. Các tin tức khác nói 33% những thanh nhiên liệu bị hư hại tại lò phản ứng số 2. Máy bay trực thăng đã lên đường đến lò số 3 của nhà máy Fukushima 1 vì ở đó mất khả năng làm lạnh và bốc khói trắng. Tại lò số 5 và số 6, hệ thống làm lạnh cũng gặp trục trặc và đang được tiếp nước để làm mát. Cũng trong sáng 16-3 đã xảy ra cháy tại lò phản ứng số 4 của nhà máy Fukushima 1. Trước đó, sáng 15-3, lò này đã xảy ra cháy, song nhà chức trách Nhật cho biết đám cháy được xử lý. Được biết, đây là lò chứa các thanh nhiên liệu đã được làm lạnh.

Mặc dù tình hình tại nhà máy Fukushima 1 chưa nằm trong tầm kiểm soát nhưng người dân Nhật Bản vẫn hết sức bình tĩnh, không hề có sự hoảng loạn hay tháo chạy như một số nguồn đưa tin. Giới chức thành phố Tokyo - nằm cách tỉnh Fukushima khoảng 250 km về phía tây nam - thông báo nồng độ phóng xạ hôm 15-3 cao hơn mức bình thường, song vẫn chưa đạt tới ngưỡng nguy hiểm. Các chuyên khí tượng học cũng đưa ra các kết quả phân tích cho thấy không có chuyện bụi phóng xạ và mưa axit lan khắp châu Á như một số tin đồn.

Tại Mỹ, nhà khí tượng học Jeff Masters dùng mô hình máy tính của Cục Hải dương và Khí quyển quốc gia để dự đoán những nơi mà bụi phóng xạ có thể tới. Ông nói về kết quả phân tích như sau: “Mô hình cho thấy bụi phóng xạ từ Nhật Bản bay ra Thái Bình Dương theo hướng đông bắc và có thể bay phía trên mặt nước trong ít nhất 5 ngày. Tuy nhiên, sau 7 ngày và vượt qua khoảng cách tới 3.200 km, lượng bụi phóng xạ không còn đủ lớn để có thể gây hại cho người”. Ông Boris Lamash, trưởng khoa Khí hậu thuộc Đại học Viễn Đông của Nga, nói rằng trong khoảng thời gian hiện tại gió ở vùng Viễn Đông giúp đẩy chất phóng xạ ra phía ngoài.

Cùng quan điểm, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thông báo những cơn gió có thể mang theo chất phóng xạ ra Thái Bình Dương. Ông Maryam Golnaraghi, giám đốc Chương trình giảm nguy cơ thảm họa của WMO, phát biểu: “Mọi cơn gió tại Nhật Bản trong mấy ngày qua đều hướng ra ngoài đại dương. Không có bất kỳ nguy cơ phát xạ hạt nhân trong lãnh thổ Nhật Bản và những nước gần Nhật Bản”. 

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông