Nỗi lo nhiễm phóng xạ ở Nhật Bản

17:40 15/03/2011

Sau những tổn thất khủng khiếp thấy được về người và của, trận động đất kinh hoàng còn tạo ra một bóng mây đáng sợ hơn bao trùm Nhật Bản, đó là nguy cơ mất an toàn của các nhà máy điện hạt nhân.
Sau những tổn thất khủng khiếp thấy được về người và của, trận động đất kinh hoàng còn tạo ra một bóng mây đáng sợ hơn bao trùm Nhật Bản, đó là nguy cơ mất an toàn của các nhà máy điện hạt nhân.

4 lò phản ứng của nhà máy Fukushima 1
4 lò phản ứng của nhà máy Fukushima 1

Tính đến sáng qua đã có hai vụ nổ ở hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I của Nhật Bản. Cả hai vụ đều do không có điện để chạy hệ thống làm mát và công nhân phải bơm nước biển vào để hạ nhiệt. Vụ nổ đầu tiên xảy ra chiều 12-3 khi lò phản ứng số 1 phát nổ. Trước đó, cả 5 lò phản ứng của nhà máy đều ngừng hoạt động sau khi xảy ra động đất, sóng thần. Đến sáng 14-3, lò phản ứng số 3 phát nổ làm hàng chục người bị thương và mất tích. Công ty điện lực Tokyo (Tepco) xác nhận vụ nổ do khí hydro tích tụ trong lò gây ra. Họ cho hay phần bên trong lò phản ứng vẫn còn nguyên và bác bỏ quan ngại rò rỉ phóng xạ.

Trên truyền hình, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Edano xác nhận đã xảy ra vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, song khẳng định lò phản ứng số 3 không bị vỡ. Ông cho biết, vỏ bọc lò phản ứng hạt nhân (gồm thùng thép và vỏ bê tông bên ngoài) hầu như không bị hỏng và khả năng rò rỉ phóng xạ là rất thấp. Tepco cũng đã khôi phục thành công khả năng làm lạnh tại lò phản ứng số 1 và số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 2. Hiện công ty này đang tăng cường các nỗ lực nhằm khôi phục hệ thống làm mát của lò phản ứng số 4. Tuy nhiên, đến chiều 14-3, Tepco ra thông báo cho biết lò số 2 của nhà máy số 1 cũng bị trục trặc về làm mát.

Các chuyên gia nguyên tử phỏng đoán, nếu các thanh nhiên liệu hạt nhân tại hai nhà máy Fukushima vẫn nóng và tỏa hơi nóng cao hơn mức cần thiết của nước làm lạnh, nó sẽ bắt đầu tan chảy, gây ra nổ lõi lò hạt nhân. Nếu tình huống này diễn ra, phóng xạ sẽ tỏa ra và gây ô nhiễm môi trường bên ngoài. Do đó nhà chức trách Nhật Bản phải nỗ lực làm mát các thanh nhiên liệu. Giải pháp là buộc phải bơm nước biển vào trong lò, để rồi giải phóng dòng hơi nước mang phóng xạ vào khí quyển. Điều đó cũng có nghĩa là gió có thể mang theo hơi phóng xạ đến các thành phố nằm xa hơn chứ không chỉ là ra biển.

Đến nay, chính phủ Nhật Bản cho biết 22 người đã bị nhiễm phóng xạ và hơn 190 người đang bị phơi nhiễm do rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Gần 150.000 người khác đã được sơ tán khỏi nhà máy quanh bán kính 20 km. Các nhân viên cứu hộ cũng đang tiếp tục kiểm tra độ nhiễm phóng xạ ở những người mới đến các trung tâm cứu nạn. Giới chức cũng chuẩn bị để phân phát iodine cho mọi người ở các vùng phụ cận, giúp họ hạn chế tối đa việc hấp thụ phóng xạ và ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, loại thuốc này không bảo vệ họ khỏi tất cả các loại ung thư.

Sẽ mất khoảng 10 ngày để làm nguội các lõi lò phản ứng sau đó, giới chức Nhật sẽ đánh giá mức độ ô nhiễm, đặc biệt là iot và caesium. Iot có thể cô lại trong tuyến giáp của người và gây ung thư. Đây là một vấn đề lớn đối với sức khỏe sau thảm họa Chernobyl. Phóng xạ Iot có thể hoàn toàn biến mất khỏi môi trường trong vòng 3 tháng, trong khi Caesium có thể tồn tại lâu hơn, đến 30 năm.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông