Phương Tây cổ vũ làn sóng biểu tình ở Trung Đông

16:21 17/02/2011

Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh William Hague tại London, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 15-2 đã lên tiếng cảnh báo việc khuyến khích làn sóng biểu tình nổi dậy ở Trung Đông là “phản tác dụng”.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh William Hague tại London, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 15-2 đã lên tiếng cảnh báo việc khuyến khích làn sóng biểu tình nổi dậy ở Trung Đông là “phản tác dụng”.

Bạo động do biểu tình ở Bahrain
Bạo động do biểu tình ở Bahrain

Theo Ngoại trưởng Lavrov, mọi căng thẳng đều cần phải được giải quyết thông qua thỏa thuận hòa bình. Ông cũng cảnh báo không nên áp đặt chế độ dân chủ theo mô hình cụ thể. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng cần khuyến khích tất cả các bên nhất trí với nhau và việc áp đặt một mô hình dân chủ cụ thể sẽ là phản tác dụng. Những tuyên bố trên được Ngoại trưởng Lavrov đưa ra trong bối cảnh diễn ra các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Ai Cập và Tunisia, đồng thời làn sóng biểu tình cũng đã lan sang các nước khác thuộc thế giới Arập, như Iran, Bahrain, Yemen và Algeria.

Có thể thấy, tuy không nhắm cụ thể vào một nước nào, nhưng tuyên bố của Ngoại trưởng Nga đã ám chỉ đến Mỹ. Trong các cuộc biểu tình ở thế giới Arập thời gian qua, Nhà Trắng đã không ngần ngại lên tiếng ủng hộ việc biểu tình lật đổ chính phủ. Mặc dù Ai Cập là đồng minh thân cận nhưng Mỹ không ngần ngại kêu gọi cựu Tổng thống Mubarak nên “cuốn gói ra đi”. Tương tự, các cuộc nổi dậy ở Tusinia, Iran cũng được giới chức cấp cao Mỹ “cổ vũ nhiệt liệt”. Chính ông Obama đã lên tiếng trong khi đọc Thông điệp Liên bang hồi cuối tháng 1 rằng: “Nước Mỹ đứng bên cạnh người dân Tunisia, và ủng hộ các khát vọng dân chủ của tất cả mọi người”.

Khi biểu tình xảy ra tại Iran ngày 14-2, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết chính quyền Mỹ “hậu thuẫn trực tiếp và rõ ràng” các ủng hộ viên của phe đối lập ở Iran. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nói: “Những gì chúng ta chứng kiến là bằng chứng của sự can đảm của người Iran, là lời kết tội chế độ giả nhân giả nghĩa tại Tehran”. Bà Hillary còn cho hay thông điệp Mỹ gửi đến chính quyền Iran giống như những gì Mỹ nói với chính quyền Ai Cập cũ.

Giới phân tích nhận xét, Nhà Trắng nắm bắt cơ hội Tunisia, Ai Cập để thúc đẩy cái gọi là dân chủ khắp Trung Đông, từ đó củng cố tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này sâu rộng hơn. Thập niên qua, nhiều sự kiện, biến cố xảy ra đã khiến Mỹ khó kiểm soát Trung Đông và ảnh hưởng lên thế giới Arập. Đơn cử, hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan lâm vào ngõ cụt, Iran nổi lên là “nhân vật cứng đầu” đối với Mỹ, rồi tiến trình hoà bình Palestine - Israel cũng không theo ý Nhà Trắng muốn…

Vì vậy, giới phân tích nhận xét chính quyền Mỹ muốn loại bỏ các “vật cản” ở Trung Đông, trong đó có cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak (Cairo và Washigton bất đồng trong cách xử lý vấn đề hạt nhân Iran). Nhà Trắng còn ủng hộ các cuộc biểu tình khác vì muốn tạo “sóng lớn” đủ sức “lan tới” Iran. Nhận thấy ý đồ này, ngày 15-2, Tổng thống Iran Ahmadinejad kêu gọi chính quyền Mỹ không can thiệp vào Trung Đông. Cùng ngày, ông Gholam-Hossein Mohseni-Ejei, người phát ngôn của chính phủ Iran cho biết: “Phương Tây, đặc biệt là Mỹ chính là thế lực đứng đằng sau, tiếp tay cho loạt cuộc biểu tình chống chính phủ này. Tuy  nhiên, phương Tây sẽ không bao giờ đạt được mục đích của mình”.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông