Quốc hội Thái Lan tê liệt

20:58 25/11/2008

8h sáng qua, lực lượng biểu tình của PAD đã tràn vào khuôn viên toà nhàQuốc hội Thái Lan sau khi phá vỡ mọi hàng rào cảnh sát. Ăn mừng chiếnthắng ở đây xong, PAD kéo đến sân bay Son Muang để bao vây Văn phòngcủa Thủ tướng Somchai…
8h sáng qua, lực lượng biểu tình của PAD đã tràn vào khuôn viên toà nhàQuốc hội Thái Lan sau khi phá vỡ mọi hàng rào cảnh sát. Ăn mừng chiếnthắng ở đây xong, PAD kéo đến sân bay Son Muang để bao vây Văn phòngcủa Thủ tướng Somchai…

Những người biểu tình chống chính phủ ở Bangkok
Những người biểu tình chống chính phủ ở Bangkok

Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) mô tả cuộc đại biểu tình bắt đầu từ sáng 24-11 là "Trận chiến cuối cùng" trong chiến dịch chống Chính phủ kéo dài 6 tháng qua. Vì vậy, họ kêu gọi người ủng hộ từ 14 tỉnh phía nam tham gia, đồng thời bố trí hàng chục xe khách để đưa người biểu tình về thủ đô. Lãnh đạo PAD hy vọng có khoảng 100.000 người xuống đường. Tuy nhiên, tính đến 7h30 sáng qua, ước tính chỉ có khoảng 18.000 người đi theo lời kêu gọi này. 

Trước đó, vào lúc 4h sáng, ít nhất 4 vụ nổ đã xảy ra ở Bangkok song không có thương vong nào. Sức nổ của ba vụ đánh bom này có hạn, mà theo phân tích là kẻ gây sự chỉ nhằm gây nên bầu không khí khủng hoảng mà thôi. Khi mặt trời ló sáng, trên các tuyến đường dẫn về trụ sở quốc hội Thái Lan tràn ngập người biểu tình mặc áo vàng và đeo băng đô, tượng trưng cho lòng trung thành với chế độ quân chủ. Đi đầu đoàn biểu tình là hàng trăm tình nguyện viên của PAD, hay còn gọi là Các chiến binh Srivijaya. Họ mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm và cầm theo những chiếc dùi cui tự tạo nhằm chống lại cảnh sát.

Tới trụ sở quốc hội, đám đông dùng gậy chọc cầu dao để cắt điện của tòa nhà, tạo ra một tiếng nổ lớn. Do những người ủng hộ PAD vây chặt nhà quốc hội nên các nghị sĩ Thái Lan không thể vào cơ quan. Toàn bộ các cuộc họp của quốc hội Thái Lan đã phải huỷ bỏ và chưa rõ ngày họp mới. Nhiều thành viên quốc hội giải thích là họ đến họp không nhằm thay đổi Hiến pháp.

Thay vào đó, họ dự định bàn về việc thông qua nhiều hiệp định quốc tế. Bởi nếu không thể triệu tập hội nghị quốc hội và thông qua văn kiện pháp luật hữu quan trước Hội nghị cấp cao ASEAN sắp diễn ra vào tháng 12 tại Chiang Mai, thì đây sẽ là tổn thất ngoại giao nặng nề của Thái Lan.

Tuy nhiên, phe PAD đã không nghe giải thích từ quốc hội. Sau khi hay tin các cuộc họp của quốc hội không thể diễn ra, đoàn người biểu tình hò reo và rầm rập kéo về sân bay Don Muang - nơi đặt văn phòng tạm thời của Thủ tướng Somchai. Vào lúc 2h chiều qua, họ đã tiến hành dựng một sân khấu tại nơi này. Lãnh đạo của PAD là Sondhi Limthongkul cho biết: "Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định tùy thuộc vào tình hình. Có thể, chúng tôi sẽ tới Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan hoặc Bộ Ngoại giao. Chúng tôi đang chờ xem có bao nhiêu người tham gia biểu tình".

Từ Peru, hay tin tình hình trong nước, Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat tuyên bố ông không có ý định từ chức vì chính phủ của ông được bầu chọn một cách dân chủ. Thủ tướng Somchai tuyên bố, chính phủ của ông sẽ kiềm chế hết sức và không sử dụng các biện pháp bạo lực chống người biểu tình. Và ông nhấn mạnh, nếu chính phủ buộc phải từ chức, việc đó nên được quyết định thông qua bầu cử quốc hội hoặc một cuộc bỏ phiếu của dân chúng. Ông Somchai cũng tin rằng quân đội sẽ không tiến hành một cuộc đảo chính giống như năm 2006.

Hiện tình hình Thái Lan diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông