Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố năng động, hiện đại, phù hợp với quốc tế:

22:38 04/10/2024

Đưa Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị vào thực tiễn

Kỳ I: Khắc phục yếu kém hiện tại

Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố năng động, hiện đại, phù hợp với quốc tế theo từng giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém hiện tại; phát triển mạng lưới trung tâm logistics đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực và quốc tế là cấp thiết của thành phố Hải Phòng. Quan trọng hơn, động thái này chính là hiện thực hóa Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố. 

HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch phát triển hệ thông dịch vụ logis Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2023

Theo ông Vũ Duy Tùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Phòng, hoạt động logistics của Hải Phòng hiện nay chủ yếu tập trung tại công tác vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng (đường bộ đảm nhận vai trò chủ đạo với thị phần vận tải khoảng 70%; đường  biển 24%; đường thủy nội địa 4,5%; đường sắt 1,5%). Chi phí logistics tại Hải Phòng hiện còn tại mức cao do hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, hậu cần cảng, công nghệ thông tin... còn hạn chế; năng lực hoạt động của các doanh nghiệp logistics còn chưa hiệu quả. Chi phí logistics toàn thành phố hiện nay là 17-20% GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm 60-70% chi phí logistics, chiếm khoảng 40% GDP dịch vụ.

Cũng theo thống kê, trên toàn thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 280 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics. Trong đó, loại hình logistics vận tải chủ yếu gồm các hình thức: dịch vụ giao nhận hàng hóa từ kho đến kho; giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu; giao nhanh chứng từ, hàng hoá mẫu qua hệ thống DHL, FedEX; tư vấn, môi giới bảo hiểm hàng hóa; nhận ủy thác xuất nhập khẩu; phân phối hàng hóa và vận chuyển hàng hóa nội địa bằng xe tải nhẹ, xe container. 

Đáng nói, có khoảng 50 doanh nghiệp cung ứng một số dịch vụ đơn giản cho các công ty logistics nước ngoài như làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa (chủ yếu bằng đường bộ), cho thuê kho bãi....  Cùng với đó, thành phó còn có khoảng 30 công ty, tập đoàn logistics đa quốc gia đang hoạt động như DHL, UPS, FedEx ... chiếm 70% ÷ 80% thị phần logistics.

Kết cấu hạ tầng logistics của Hải Phòng phân bố tập trung dọc theo khu vực sông Cấm

Về nguồn nhân lực, tính đến hết năm 2018, Hải Phòng có khoảng 175.000 lao động trong lĩnh vực logistics, chiếm xấp xỉ 20% trong cả nước, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, lao động lĩnh vực logistics mới chỉ đáp ứng được 40÷45% nhu cầu về nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực logistics chưa đảm bảo, tỷ lệ được đào tạo, có tay nghề chưa cao.

Một vấn đề nữa,  kết cấu hạ tầng logistics (hệ thống kho, bãi) trên của Hải Phòng phân bổ tập trung dọc theo khu vực sông Cấm. Có tổng diện tích đạt khoảng 701,14 ha với hơn 60 kho bãi chính bao gồm các kho bãi tại các cảng; kho ngoại quan; hệ thống kho bãi tại các điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm kiểm tra tập trung; kho chứa hàng hóa thông thường và kho lạnh khác…

Giai đoạn 2011-2018 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 18% ÷ 23%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố từ 10% ÷ 15%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 25% ÷ 30%.

Theo các chuyên gia chuyên ngành vận tải biển, hạn chế lớn nhất của hoạt động logistics trên địa bàn thành phố thể hiện trên các mặt sau: Một là, chỉ chủ yếu phục vụ vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng nên ít tạo ra giá trị gia tăng nhất trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics.

Hiện dịch vụ vận tải đường bộ được có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp (phần lớn có quy mô vừa và nhỏ) đã gây ra nhiều bất cập như: cạnh tranh không lành mạnh, khai thác không hiệu quả. Chi phí vận tải vì thế khá cao do tổ chức vận tải chưa hợp lý (chủ yếu bằng đường bộ), chưa kể khâu tổ chức giao nhận, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chất lượng dịch vụ kho bãi thấp; chưa giảm được thời gian gom hàng, trả hàng, làm thủ tục gây tăng thêm về chi phí.

Hoạt động bốc sếp hàng công ten nơ tại Cảng Hải Phòng

 Hai là, hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và hiện đại. Tính kết nối giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa chưa cao, chưa có các khu dịch vụ logistics quy mô lớn hỗ trợ khai thác hệ thống cảng biển. Các khu kho hàng, bến bãi dịch vụ vệ tinh còn phát triển tự phát, nhỏ lẻ, chưa gắn kết với các cảng cạn hậu phương, các trung tâm sản xuất tiêu thụ hàng hóa chủ yếu.

Nhận thức rõ những mặt hạn chế trên, từ tháng 12/2018, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây được xem là nền tảng quan trọng, là tiền đề để phát triển dịch vụ logistics thành phố. 

(Còn nữa)

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông